Thực trạng chung về chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 56 - 59)

4.1.1.1 Diễn biến số lượng đàn vật nuôi

Năm 2007, giá trị ngành chăn nuôi của xã đứng thứ 2 trong Tỉnh Bình Định. Trong đó, số đầu lợn là 6486 con xếp thứ 8, số gia cầm có 31622 xếp thứ 11 trên toàn huyện. Sang năm 2008, với sự hoạt động hiệu quả của khu CNTT xa khu dân cư, tổng đàn Lợn năm 2008 tăng lên rõ rệt đạt 10500 con. Cũng trong năm 2008 đàn gia cầm được đưa vào chăn nuôi tăng mạnh, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nhất là cúm gia cầm mà số lượng gia cầm sống giảm đi so với năm trước chỉ còn 29911 con. Đàn trâu bò của xã năm 2008 cũng chiếm 8,48% tổng đàn trâu bò toàn huyện. Ngoài ra, do sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, một phần diện tích trồng lúa hiệu quả thấp đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản nên diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của xã đã tăng đáng kể. Cơ cấu đàn vật nuôi của xã không ngừng biến động:

Diễn biến số lượng đàn vật nuôi của Huyện Hoài Nhơn 2008 - 2010

Diễn giải ĐVT 2008Năm 2009Năm 2010Năm So sánh (%)

09/08 10/09 BQ 1. Đàn gia cầm Con 29914 28993 32400 96,92 111,75 104,0 7 - Đàn gà Con 7414 6093 8500 82,18 139,50 107,07 - Đàn Thủy cầm Con 22500 22900 23900 101,78 104,37 103,0 6 2.Đàn lợn Con 10500 9485 11230 90,33 118,40 103,42 - Lợn nái Con 1200 1180 1250 98,33 105,93 102,06 - Lợn thịt Con 9300 8305 9980 89,30 120,17 103,5

9 BQ lợn thịt XC Kg 80 - 90 80 - 90 80 – 90 3. Đàn Trâu, bò Con 560 418 321 74,64 76,79 75,71 - Đàn Trâu Con 287 216 162 75,26 75,00 75,13 - Đàn bò Con 273 202 159 73,99 78,71 76,32 4. NTTS Ha 25,5 35 35 137,26 100 117,16

(Nguồn: Ban thống kê Huyện Hoài Nhơn)

Tiếp tục xu hướng của năm 2008, tình hình thời tiết phức tạp, dịch bệnh diễn biến khó lường, giá cả đầu vào, đầu ra cho chăn nuôi bất ổn, hầu hết đàn vật nuôi của xã năm 2009 đều có xu hướng giảm ở tất cả các chủng loại: Đàn gia cầm giảm hơn 3%; lợn giảm gần 10%; trâu, bò giảm hơn 25%. Riêng chỉ có diện tích nuôi trồng thủy sản là tăng lên nhờ chính sách chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên tới năm 2010, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, tâm lý hoang mang lo sợ dịch bệnh của người dân lắng xuống, nhu cầu thị trường về các sản phẩm chăn nuôi tăng cao, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường tăng đã kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chăn nuôi trên địa bàn xã. So với năm 2009, đàn gia cầm tăng lên 20% đạt 32400 con; Đàn lợn tăng mạnh lên tới hơn 18%, trong đó lợn thịt tăng tới 20,17%; Đàn trâu bò, vẫn tiếp tục giảm với mức hơn 23%, cho thấy trâu bò không phải là thế mạnh của xã; Diện tích mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản năm 2010 không thay đổi so với năm 2009.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi năm 2010 đã nâng vị thế ngành chăn nuôi của xã trong cơ cấu ngành chăn nuôi của Tỉnh Bình Định. So sánh tuyệt đối số lượng đàn vật nuôi của xã so với huyện được thể hiện ở đồ thị sau:

So sánh ngành chăn nuôi Huyện Hoài Nhơn với Tỉnh Bình Định

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng thống kê huyệnHoài Nhơn) 4.1.1.2 Diễn biến giá trị ngành chăn nuôi của Huyện

Do tình hình lạm phát, đồng tiền bị mất giá nên giá cả các sản phẩm thu từ chăn nuôi trên thị trường có xu hướng tăng theo thời gian. Cùng với đó, sự biến động không ngừng của đàn vật nuôi, nhất là ở đàn vật nuôi chủ lực có giá trị cao (lợn) làm cho giá trị ngành chăn nuôi của xã trong ba năm qua tiếp tục tăng lên.

Trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng có một bộ phận sản phẩm sẽ được giữ lại phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng gia đình, phần còn lại sẽ được tiêu thụ trên thị trường. Giá trị sản phẩm hàng hóa từ chăn nuôi được thể hiện trong bảng sau:

Về chăn nuôi gia cầm: Có một lượng lớn hộ dân trong xã chăn nuôi gia cầm với số lượng từ một vài chục con tới vài nghìn con. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cỡ vài chục con thì chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình là chính, những hộ chăn nuôi lớn như trang trại thì lại hướng tới mục đích sản xuất hàng hóa. Năm 2009, sản lượng gia cầm hàng hóa chỉ tăng hơn năm 2008 1% nhưng

32.41083 1083 11.23125.4 0.3217.148 0.0351.192 0 200 400 600 800 1000 1200 Nghìn con, Nghìn ha Gia Cầm Lợn Trâu, bò NTTS

Huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định

giá trị SPHH lại tăng gần 14%. Năm 2010, chăn nuôi gia cầm ở xã bắt đầu phục hồi, số lượng gia cầm tăng, giá trị SPHH tăng 246% so với năm 2009.

Đàn lợn của xã chủ yếu gồm lợn thịt và lợn sinh sản, sản lượng thịt hơi năm 2009 giảm so với 2008 11% nhưng giá trị chỉ giảm 0,8%. Năm 2010 giá trị lợn hàng hóa tăng gần 70% so với 2009; 68,60% so với năm 2008.

Dù trâu bò không phải là thế mạnh của ngành chăn nuôi ở xã với số đầu con không nhiều lại có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng nó cũng đóng góp hơn 1 tỷ đồng vào giá trị các sản phẩm từ chăn nuôi.

Về nuôi trồng thủy sản: Sự kết hợp giữa diện tích mặt nước sẵn có trên địa bàn và chính sách chuyển một số vùng đất trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản đã góp phần mở rộng diện tích NTTS, giá trị của NTTS cũng tăng lên, năm 2010 đóng góp gần 3 tỷ tương đương 7% vào tổng giá trị SPHH ngành chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w