3.2.2.1 Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp sử dụng trong báo cáo được thu thập tổng hợp, chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau như: Các báo cáo thường niên, báo cáo định kỳ, báo cáo tổng hợp của các cơ quan ban ngành, trên Internet…thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Nội dung số liệu Địa điểm thu thập
- Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới.
- Sách, báo, Internet và các nghiên cứu có liên quan.
- Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bổ đất dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng. tình hình chăn nuôi của Huyện
- Số liệu về tình hình CNTT xa dân cư của xã: Diện tích vùng, số hộ tham gia, GTSX, cơ sở hạ tầng…
- Phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính, trạm khuyến nông của xã, phòng thống kê huyện Hoài Nhơn, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu CNTT ở Huyện
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
* Điều tra bảng hỏi hộ chăn nuôi
- Đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp cần thiết cho đề tài được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi và một số cán bộ địa phương, cán bộ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho CNTT xa khu dân cư.
- Chọn mẫu điều tra:
+ Tiến hành điều tra sâu tất cả các hộ đã tham gia mô hình CNTT xa khu dân cư (20 hộ), ngoài ra điều tra ngẫu nhiên 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư trong đó có 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình và 10 hộ chăn nuôi quy mô vừa, lớn (trang trại, gia trại) để làm cơ sở so sánh, đánh giá hiệu quả của mô hình CNTT xa khu dân cư.
- Nội dung điều tra: Thu thập những thông tin về:
+ Đặc điểm của các hộ điều tra bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm trong chăn nuôi, tuổi chủ hộ, giới tính…
+ Thành phần, diện tích và số lượng, vật nuôi: Lợn, gà, thủy sản…
+ Số lượng và giá cả các đầu vào: đất đai, con giống, lao động, thức ăn, thuốc thú y…
+ Sản lượng và giá trị các sản phẩm đầu ra bao gồm cả sản phẩm chính, sản phẩm phụ.
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm : Lượng sản phẩm bán ra, bán ở đâu ?...
+ Những thuận lợi khó khăn, mong muốn, đề xuất trong CNTT xa khu dân cư của các hộ chăn nuôi ở Huyện Hoài Nhơn – Tỉnh Bình Định..
* Phương pháp PRA: Tổ chức thảo luận nhóm nhằm thu thập số liệu, thông tin sơ cấp qua việc sử dụng một số công cụ PRA như: Lược sử thôn bản, sơ đồ venn,…
* Thu thập số liệu, thông tin sơ cấp có liên quan nhất là các thông tin mang tính định tính thông qua các buổi gặp gỡ, thảo luận, các buổi hội nghị, hội thảo phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi,… mà dự án “ Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu CNTT trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn” sẽ tổ chức.
* Phương pháp chuyên gia
Trao đổi phỏng vấn một số chuyên gia có chuyên môn sâu, có hiểu biết sâu rộng về tình hình sản xuất trên địa bàn xã, những chuyên gia về mô hình CNTT như: Cán bộ khuyến nông, lãnh đạo nông nghiệp, thành viên dự án… hay những chủ trang trại có trình độ và có kinh nghiệp đã thực hiện CNTT xa khu dân cư. Qua đó tìm hiểu về mục đích xây dựng khu CNTT xa khu dân cư, về những yếu tố ảnh hưởng, những vấn đề cần chú ý quan tâm khi phát triển CNTT xa dân cư…Đồng thời khai thác những ý kiến, đánh giá nhận định của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
* Nghiên cứu điển hình: Để làm rõ hiệu quả có thể đạt được từ mô hình CNTT xa khu dân cư chúng tôi tiến hành nghiên cứu điển hình mô hình chăn nuôi của ông Nguyễn Chí Công. Đây là mô hình được phát triển theo hướng công ty cổ phần với vật nuôi chủ yếu là Lợn, trong vài năm qua cách thức tổ chức SXKD của
công ty trở thành một điển hình của mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao, thu hút được nhiều người tới tham quan học hỏi.