288000 2095020 179000 Văcxin thuốc thú y 913900 736900 35000 14
4.3.4 Một số hiệu quả xã hội từ khu CNTT
4.3.4.1 Hiệu quả môi trường
Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất, sản sinh ra khối lượng chất thải lớn nhất. Hàng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. Theo Trương Thanh Cảnh, 2010:
”Khối lượng phân và nước tiểu được thải có thể chiếm từ 1,5 – 6% trọng lượng gia súc. Các chất thải này có hàm lượng cao các chất ô nhiễm. Các chỉ tiêu gây ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn của người: Theo tỷ lệ tương ứng BOD5 (nhu cầu ôxy sinh hóa) là 5:1, N- tổng là 7:1, TS (tổng chất rắn) là 10:1.”
Ngoài phân và nước tiểu hoạt động chăn nuôi còn thải ra một khối lượng lớn các chất gây ô nhiểm như nước thải (hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo, bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng) , xác gia súc, gia cầm chết do bệnh tật, thức ăn thừa, ổ lót chuồng, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y...Tất cả
những chất thải này đều có nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn nếu không có những biện pháp xử lý kịp tời, phù hợp.
Thành phần ô nhiễm và tính chất nước thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu Đơn
vị Nồng độ TCN 678-2006
Hót phân trước khi rửa
chuồng
Rửa chuồng luôn cả phân (Tỷ lệ pha nước
10 lần) Loại A Loại B pH - 6,60 7,28 6-8 5-9 COD mg/l 2235,00 12047,00 200 400 BOD5 mg/l 1667,00 7017,00 150 300 SS mg/l 124,00 5014,00 200 500 N-tổng mg/l 28,00 497,00 90 150 NH4+ mg/l 14,00 248,00 10 20 P-tổng mg/l 0,41 520,00 10
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh , 2010)
Chăn nuôi công nghiệp với quy mô và mật độ gia súc, gia cầm trên 1 đơn vị diện tích chuồng trại rất lớn, do đó, vấn đề chất thải và xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi tập trung hiện nay đã và đang là một yêu cầu bức xúc cho các nhà chăn nuôi và các nhà quản lý môi trường. Lịch sử phát triển của chăn nuôi công nghiệp tập trung luôn gắn liền với sự phát triển của công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi. Mục tiêu của công nghệ xử lý phân và nước thải hiện đại là:
- Giảm tổng lượng chất thải của vật nuôi chứ không giảm số lượng vật nuôi. - Tăng hiệu quả chăn nuôi và giảm chi phí chăn nuôi.
- Tăng hiệu quả sử dụng các phụ phẩm của chất thải chăn nuôi (phân bón, khí CH4...).
- Giảm, ngăn ngừa mùi và bụi gây bệnh cho vật nuôi, gây khó chịu ở những nơi dân cư sinh sống và hiệu ứng nhà xanh.
Khu CNTT xa khu dân cư xã Huyện Hoài Nhơn ra đời đã góp phần làm giảm một khối lượng lớn chất thải từ chăn nuôi ra môi trường. Các trang trại chăn nuôi ở khu chăn nuôi hầu như đều có hầm bioga để xử lý chất thải, từ đó tạo nguồn năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất lại vừa bảo vệ môi trường.
Ứng dụng công nghệ biogas là một trong những giải pháp hữu hiệu hiện nay để xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu được khí sinh học phục vụ đời sống con người và tăng nguồn phân bón hữu cơ sạch cho nông nghiệp. Người chăn nuôi sử dụng lượng khí gas sinh ra để nấu cơm, đun nước, nấu cám cho lợn, có hộ còn sản xuất điện. Bể biogas giải quyết cho người nông dân vấn đề tích trữ chất thải, làm thay đổi đáng kể thói quen quản lý chất thải của người nông dân.
Tuy nhiên hầu như các trang trại chăn nuôi ở đây mới chỉ xử lý hỗn hợp nước thải bằng bioga, sau đó nước thải sẽ được thải ra ao hoặc hệ thống kênh mương xung quanh. Mặc dù chất thải sau khi xử lý bioga vẫn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường những đã giảm phần đáng kể lượng chất thải ô nhiễm so với thải trực tiếp ra môi trường, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Chất thải rắn trong khu chăn nuôi được thu gom cẩn thận sau đó được đem ủ làm thức ăn cho cá, làm phân bón cho trồng trọt. Thường phân khô được thu gom và đổ tập trung tại một nơi. Ở các trang trại lớn thường có nhà ủ phân, các trang trại nhỏ thì hay để ngoài trời thành từng đống, một số nơi có mái che. Người nông dân không sử dụng phân hót hay phân lỏng ngay cho trồng trọt mà phân phải qua ủ trước. Ở đây, thuật ngữ phân ủ chỉ hỗn hợp phân hót, cây cỏ khô hoặc xanh (thực vật nổi khô, trấu, thân cây ngô, rơm rạ...), tro bếp từ rơm rạ và vôi bột. Thành phần này thay đổi tuỳ theo tỷ lệ chất thải của vật nuôi. Người chăn nuôi bù phần chất thải vật nuôi thiếu bằng cách cho thêm rơm rác. Những hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, buộc phải lấy phân từ hố ra thường xuyên hơn. Họ làm phân ủ trong hố
khá chuyên nghiệp hoặc trên ruộng. Hỗn hợp phân ủ được chuẩn bị trước vụ trồng 3 tháng rồi được phủ một lớp bùn mỏng, một tấm nylon hay một tấm chiếu cói. Tỷ lệ chất thải càng lớn thì hỗn hợp bị phân huỷ càng chậm.
Một số ít trang trại đã áp dụng công nghệ hố ủ phân có mái che, trong đó hố ủ được xây bằng gạch, bê tông đảm bảo không ô nhiễm mạch nước ngầm. Trong hố ủ, người ta thường bổ sung một số chất phụ gia như: EM, Bokashi... làm tăng cường phân hủy các chất hữu cơ, giảm mùi hôi và ô nhiễm môi trường.
Dưới đây là một mô hình về hệ thống xử lý chất thải đang được ứng dụng tại khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn
Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải của công ty cổ phần chăn nuôi
Các trang trại trong khu CNTT Huyện Hoài Nhơn đều được xây dựng theo mô hình VAC, đây là một hệ thống sản xuất hoàn chỉnh tự làm sạch môi trường bằng con đường tái sử dụng các chất thải, phế thải hay phụ phẩm làm giàu nguồn dinh dưỡng của hệ thống thông qua các chuỗi thức ăn giữa các
thành phần trong hệ thống, nó có khả năng tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu và năng lượng từ vật chất đi vào hệ thống (Thức ăn giá súc, gia cầm, phân bón...) tạo ra các dòng sản phẩm phong phú khác nhau với hiệu quả chuyển hóa dòng vào các sản phẩm rất cao, nên hạn chế thấp nhất việc tích tụ vật chất từ dòng vào thành chất thải tích tụ trong môi trường đất và nước. Có thể nói VAC là hệ thống sản xuất bền vững đáp ứng cả 3 yếu tố, kinh tế, xã hội, môi trường.
Như vậy, hầu hết các trang trại ở khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn hiện nay đang tổ chức sản xuất theo mô hình VACB, vừa tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra khí sinh học đáp ứng nhu cầu năng lượng trong trang trại.
4.3.4.2 Tạo việc làm, nâng cao trình độ người lao động
Các trang trại chăn nuôi trong khu CNTT tạo ra việc làm thường xuyên cho 51 lao động, trong đó có 25 lao động gia đình, 26 lao động thuê ngoài với mức lương bình quân đạt 1,7 triệu/người/tháng. Ngoài ra, khi vào chính vụ các trang trại còn thuê thêm một lượng lao động cụ thể như năm 2010 là 17, 5 lao động, với mức lương 1,8 tr.đ/người/tháng.
Lao động trong các trang trại đa số là những lao động phổ thông, họ vốn là những lao động nông nghiệp tại địa phương, khi trang trại ra đời họ được thu hút vào đào tạo và làm việc cho trang trại. Chính nhờ đó mà trình độ của người lao động cũng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, nhu cầu sản xuất của gia đình. Mặt khác, qua quá trình hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh trình độ của những người chủ trang trại cũng không ngừng tăng lên. Muốn mang lại hiệu quả cao nhất người chủ trang trại cần phải luôn học hỏi, tìm hiểu nâng cao kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý, nâng cao sự nhạy bén thị trường, qua đó trình độ tay nghề, kiến thức kỹ năng của chính chủ trang trại cũng được tăng lên.
Ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Để đảm bảo cho khu CNTT hoạt động có hiệu quả, chính quyền Huyện Hoài Nhơn, và các cơ quan đoàn thể trên địa phương đã và đang có những chính sách nhằm phát triển mở rộng khu chăn nuôi. Nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích người dân tham gia vào mô hình chăn nuôi này, xã đã có những chủ trương đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trước đây đường ra khu CNTT là đường đất, nhỏ hẹp rất xóc. Từ khi bắt đầu xây dựng khu CNTT đường đã được rải đá mạt, dù còn khó khăn nhưng đi lại cũng có phần thuận tiện hơn. Tới quý II, năm 2011 khu CNTT sẽ được đầu tư mở rộng mặt đường và rải nhựa, đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
Cũng theo đó, năm nay dự án cũng sẽ đầu xây dựng hệ thống cung cấp nước đảm bảo tiêu chuẩn cho khu CNTT, đồng thời tạo hệ thống tiêu thoát nước chủ động phục vụ tốt cho nhu cầu cấp nước, tiêu nước. Hệ thống điện cũng sẽ được xây dựng hoàn chỉnh đảm bảo cho sinh hoạt, sản xuất cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi để đảm bảo tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, trong khu CNTT cũng sẽ xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải cho khu chăn nuôi.
Tăng thu cho nhà nước
Mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình,...đều là một phần của xã hội, vì vậy khi các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mang lại nguồn thu lớn cho các hộ chăn nuôi, cũng sẽ góp phần tăng đóng góp của các hộ vào ngân sách nhà nước. Các trang trại trong khu CNTT đã đóng góp cho nhà nước một nguồn thu khá lớn từ các khoản tiền thuê đất, khoản thuế thu nhập....
Đồ thị 4.5 So sánh hiệu quả của các loại vật nuôi theo chi phí đầu tư
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
4.5.3 Giống
Chọn giống là bước đầu tiên khi bắt đầu chăn nuôi, chất lượng giống có vai trò quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của loại vật nuôi trong suốt cả quá trình phát triển. Giống tốt sẽ giúp cho vật nuôi có tốc độ phát triển nhanh, khỏe mạnh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi. Ngược lại nếu chất lượng giống không đảm, vật nuôi sẽ yếu, sức đề kháng kém, hiệu quả từ chă nuôi giảm xuống. Song thực tế không phải ai cũng lựa chọn giống vật nuôi phù hợp với mục đích, điều kiện của mình.
Để đảm bảo chất lượng giống, đa phần giống lợn đều được các trang trại tự được sản xuất ra theo một quy trình phù hợp vì vậy đảm bảo được yêu cầu chất lượng giống của các trang trại. Các giống vật nuôi còn lại( Gà, vịt, cá) đều được mua tại các viện, trung tâm nghiên cứu giống trên địa bàn hay các vùng lân cận. Chính vì vậy, vật nuôi ở đây có tỷ lệ sống cao, chất lượng đồng đều, năng suất sản lượng cao, hiệu quả kinh tế từ đó được nâng lên rõ rệt.
4.5.4 Thức ăn
Hầu hết các hộ chăn nuôi trong khu CNTT đều sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp. Đặc tính của loại thức ăn này là giúp cho vật nuôi có tốc độ tăng trưởng
nhanh, kéo ngắn chu kỳ sản xuất của vật nuôi. Một số trang trại sử dụng kết hợp cả thức ăn công nghiệp và nguồn thức ăn tự chế từ gia đình, nhằm tận dụng những phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp.
Với chăn nuôi quy mô lớn thì việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi là điều tất yếu, nhưng giá thành của loại thức ăn này khá cao và luôn có xu hướng tăng lên nhanh hơn cả tốc độ tăng giá cả các sản phẩm. Do đó, sử dụng nguồn thức ăn như thế nào cho có hiệu quả? làm giảm tối thiểu nhất chi phí? Để tăng tối đa lượng thu sản phẩm? Là những câu hỏi thường trực của người chăn nuôi.
Thức ăn là điều kiện để các loại vật nuôi phát triển, là khoản chi phí lớn nhất trong chăn nuôi. Mỗi loại vật nuôi có những nhu cầu thức ăn khác nhau nên tùy từng loại thức ăn, từng mức đầu tư về thức ăn, chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi của các trang trại mà gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của chăn nuôi nói chung và khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn nói riêng. Ngoài ra, khi giá cả các loại thức ăn chăn nuôi tăng cao với tốc độ tăng nhanh hơn giá của các sản phẩm như giai đoạn gần đây cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của người chăn nuôi.