Chính sách đưa chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư tại Huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 59 - 61)

Ô nhiễm môi trường chăn nuôi là vấn đề hết sức nhạy cảm, mang tính xã hội cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Chăn nuôi phát triển song phương thức chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chưa quan tâm đến xử lý chất thải. Các chất thải chăn nuôi không được xử lý thải ra môi trường vừa tiềm ẩn các yếu tố gây bệnh, vừa là môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn có hại cho con người và vật nuôi phát triển. Chất thải từ trang trại ngày càng nhiều cho thấy ô nhiễm môi trường về tổng chất thải rắn và những chất khác trong nước thải tăng lên rõ rệt. Nhiều trường hợp đã phát hiện nitrat, nitơ và các chất hữu cơ khác từ phân đã ngấm sâu vào đất và nguồn nước bề mặt. Bên cạnh ô nhiễm đất và nước do chất thải chăn nuôi không được kiểm soát, xử lý vấn đề chất khí CO2, NH3, H2S, CH4... cũng gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, đặc biệt nguy hiểm là ô nhiễm môi trường về vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) làm phát

sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1...Theo báo cáo của Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, 2009:

Cho đến nay ở Việt Nam các kết quả nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ khiêm tốn dừng ở kết quả sơ bộ tại một số địa điểm mang tính phát hiện là chính, chưa có đánh giá một cách khoa học, đầy đủ về mức độ, phạm vi ô nhiễm. Theo báo cáo của Viện Chăn nuôi khảo sát cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải và chất thải chảy tự do ra môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt vào những ngày oi bức. Nước thải nhiễm E.Coli và 25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4.025 trứng/500ml nước thải. Hàm lượng COD là 3.916mg/l trong khi TCVN quy định mức COD trong chất thải chỉ được phép từ 100 - 400 mg/lít.”

Để giải quyết những vấn đề trên, giải pháp xây dựng những khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư nông thôn đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi và hợp vệ sinh môi trường đã và đang được các tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện. Với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp. Ngày 19/08/2009 UBND Tỉnh Bình Định cũng ban hành “Chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Tỉnh Bình Định” với nhiều cơ chế hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu...

Nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của nhà nước, kết hợp với tình hình thực tế của địa phương, năm 2006 chính quyền xã huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định đã lập kế hoạch xây dựng khu CNTT xa khu dân cư trên 15 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả . Nhiều chủ trương, chính sách về đất đai, về

vốn...như chuyển đổi đất, cho thuê đất đầu tư với giá thấp, hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp... đã được tiến hành nhằm thu hút, khuyến khích các hộ chăn nuôi trong khu dân cư chuyển ra ngoài khu CNTT, đến nay trong khu CNTT đã có 20 hộ đầu tư tiến hành chăn nuôi. Năm 2010, Huyện Hoài Nhơn đã phối hợp với Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp lập hồ sơ đề xuất dự án “ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu CNTT Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định” nhằm mục tiêu xây dựng một khu chăn nuôi tập trung hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn dịch bệnh, từ đó thu hút khuyến khích thêm các hộ dân tham gia vào sản xuất tại khu chăn nuôi. Hiện nay, dự án đã được phê duyệt và chuẩn bị được triển khai thực hiện vào năm 2011, 2012.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w