Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 25 - 36)

2.2.1 HQKT mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Chăn nuôi ở Thái Lan

Thái Lan cũng như một số nước Đông Nam châu á bị thiệt hại nặng nề trong dịch cúm gia cầm. Để phòng chống hiệu quả dịch cúm gia cầm Thái Lan đã đổi mới chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao an toàn sinh học, trong đó có đổi mới chăn nuôi vịt. Năm 2003, Thái Lan có khoảng 23,8 triệu con vịt, 80% được nuôi thả đồng. Sau 4 đợt dịch cúm gia cầm rải rác từ tháng 1/2004 đến tháng 8/2006, tổng đàn vịt đã giảm xuống còn khoảng 10 triệu tính đến tháng 11/2006.

Một trong những chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống dịch cúm gia cầm, Thái Lan đã cấm chăn nuôi vịt thả rông và chăn nuôi vịt thả đồng di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Nông dân vi phạm lệnh cấm này sẽ bị phạt tiền và các hình phạt khác. Hơn nữa, những người vi phạm sẽ không nhận được đền bù khi đàn vịt của họ nuôi thả rông mà bị nhiễm cúm gia cầm. Họ chỉ được đền bù ban đầu cho số lượng vịt bị tiêu huỷ. Hiện nay, vịt chủ yếu được nuôi nhốt có hệ thống an toàn sinh học.

Hệ thống nuôi vịt chuồng kín có mức độ an toàn sinh học cao: Vịt Bắc Kinh và vịt trắng Cherry Valley được nuôi trong các khu chuồng khép kín hiện đại có từ 5.000-6.000 con. Vịt con một ngày tuổi được nuôi lấy thịt trong khoảng

50 đến 55 ngày trong hệ thống trang bị công nghệ hiện đại có điều khiển tự động hoàn toàn các hoạt động của trại như điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, lượng khí độc, thức ăn, nước uống, khẩu phần thức ăn, kiểm tra tăng trọng, hồ sơ theo dõi... Trước khi vịt được đa đến lò mổ, cán bộ thú y lấy 60 mẫu ổ nhớp/đàn (chiếm khoảng 1%) để phân lập vi rút. Sau khi xuất chuồng toàn bộ đàn vịt, khu chuồng phải được vệ sinh, tiêu độc và khử trùng. Sau 3 tuần trống chuồng, vịt con một ngày tuổi sẽ được nhập chuồng để bắt đầu một lứa mới. Năm 2005, khoảng 2-3 triệu con vịt được nuôi theo hình thức này.

Ngoài ra, Thái Lan cũng là một nước sản xuất thịt lợn chủ yếu của thế giới và đang chuyển đổi từ các trang trại quy mô nhỏ thành các xí nghiệp chăn nuôi lớn. Các công ty lớn quyết định tới sự tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại Thái Lan. Bốn công ty lớn là CP, Betagro, Laemthong và Mittraparp đã liên kết với nhau và chiếm tới 20% tổng sản lượng thịt lợn. Tổng đàn lợn của Thái Lan đạt 15,44 triệu con năm 1999, tăng lên 16,55 triệu năm năm 2002 và 2003 là 16,76 triệu con.

2.2.1.2 Mô hình chăn nuôi ở Mỹ

Trong khi ở nhiều nước Châu Á , dịch bệnh thường xảy ra trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thì ở bang Illinois nước Mỹ, các trang trại nuôi lợn lâu nay chưa xảy ra chuyện gì. Mặc dù cũng phải đối mặt với thức ăn chăn nuôi tăng giá, nhưng họ được các chuyên gia đưa ra những khuyến cáo rất cần thiết để đảm bảo thu nhập cao. Trong việc nuôi lợn, nông dân Mỹ có những điểm giống và khác với nông dân Việt Nam.

Gia đình ông Glen Johson, bang illinois, Mỹ có một khu chuồng nuôi lợn khá lớn. Hiện trong chuồng có trên 45000 con lợn. Với 2 lứa một năm, ông Glen Johson nuôi trên dưới 100. 000 con lợn. Nhìn bên ngoài, trại lợn của gia đình ông Glen được bịt kín mít.

Ông Glen Johson cho biết: " Đây là lợn tôi nuôi thuê. Tôi lại thuê nhân công. Mỗi năm tôi được khoảng 3 triệu USD. Sở dĩ chúng tôi nuôi chuồng kín như thế là để ngăn gió và các vi khuẩn độc hại theo gió tràn vào chuồng, lợn dễ sinh ốm. Ăn và ngủ nhiều lợn sẽ lớn nhanh hơn". Trang trại của anh cũng không bao giờ quét chuồng, không dội nước cho lợn bao giờ. Cứ nuôi tầm khoảng 160 kg thì lại xuất đi” Không quét dọn mà cũng không tắm cho lợn từ khi nuôi đến lúc xuất chuồng, nhưng chuồng vẫn khá sạch, vì tự lợn dẫm qua, dẫm lại làm phân rơi xuống hố sâu khoảng 3 mét bên dưới sàn. Đây cũng là điều rất khác với cách nuôi lợn của bà con nông dân Việt Nam. Lợn được nuôi từ lúc khoảng 20 kg, sau 5 tháng thì bán đi, cho chuồng nghỉ ít tuần rồi nuôi tiếp. Mật đô lợn nuôi trong chuồng của nông dân Mỹ là 1,2 m2/một con, còn ở ta trung bình là 0,8m2 /một con.

Anh Jim McCen Hob Fael, chủ trại lợn, bang illinois, Mỹ, khẳng định: "Chúng tôi có dùng thuốc tăng trọng trộn cho lợn ăn không ư? Làm thế để làm gì?... Không ai tự làm hại mình khi trong chuồng luôn nuôi cả trăm nghìn con lợn. Thậm chí tôi còn chưa biết là lại có thứ thuốc như thế". Cứ theo cách tính của ông Glen Johson, người nuôi lợn thuê đã nhắc đến ở trên, được nhận khoảng 38 USD/một con lợn, thì những ông chủ có nhiều trại lợn như thế, mỗi năm tiền lãi là không nhỏ.

2.2.1.3 Xu hướng chăn nuôi ở Trung Quốc

Ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ nhất về sản xuất thịt lợn và cũng là một thị trường nhập khẩu lớn thịt lợn. Tổng đàn lợn của Trung Quốc tăng từ 454 triệu con năm 2001 lên 519 vào tháng 1 năm 2006, tăng trưởng bình quân 3,58% năm. Tỷ lệ lợn nái ở Trung Quốc chiếm 9,80% tổng đàn lợn năm 2005. Ở Trung Quốc, chăn nuôi quy mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở, chiếm tới 70 - 80%. Vậy nên, chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang

chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi lợn của nước này.

Như vậy, ta có thể thấy ngành chăn nuôi thế giới đang phát triển hướng theo chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, chăn nuôi theo một quy trình khép kín, hiện đại, có sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất tới tiêu thụ. Có như thế mới giảm thiểu được sự ảnh hưởng xấu của chăn nuôi tới môi trường sinh thái,mới nâng cao được năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dung, từ đó đảm bảo được sự phát triển ổn định bền vững của ngành chăn nuôi.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành chăn nuôi Việt Nam có nhiều cơ hội tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiệm chăn nuôi quý trên Thế Giới, đồng thời cũng có cơ hội học hỏi, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại, những kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất. Trên cơ sở đó đưa ra những hướng đi dứng đắn phù hợp với tình hình thực tế của ngành chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm đưa ngành chăn nuôi nước ta phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường.

2.2.2 HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở việt nam

2.2.2.1Khái quát thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Việt Nam

Những năm gần đây CNTT xa khu dân cư là chủ đề nóng được bàn đến ở nhiều nơi trên cả nước. Việc chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư là một chủ trương đúng, là giải pháp hữu hiệu để cải thiện môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và tăng HQKT cho người chăn nuôi. Vì vậy ngành chăn nuôi đã có nhiều chủ trương biện pháp khuyến khích mô hình này phát triển, từ năm 2007 mô hình chăn nuôi tập trung đã phát triển với số lượng lớn trên cả nước. Hầu hết các địa phương đều lên kế hoạch quy hoạch vùng CNTT xa khu dân cư với những chính sách hỗ trợ cụ thể.

Năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Bình Định đã xây dựng đề án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và triển khai làm điểm tại 4 huyện ngoại thành là Hoài Hảo,Hoài Châu,Hoài Sơn, Hoài Phú… Tổng số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được công nhận đạt yêu cầu về kinh tế và môi trường trên địa bàn thành phố là 212 mô hình. Trong đó, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với nuôi cá, trồng trọt, đạt hiệu quả tương đối cao ở các huyện.

Năm 2009, Tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND quy định về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang chăn nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) trong khu dân cư, chuyển ra khu CNTT xa khu dân cư và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phát triển chăn nuôi GSGC tập trung xa khu dân cư. Theo đó, các đối tượng này được giảm 50% tiền thuê đất phải nộp ngân sách Nhà nước trong vòng 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng.Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, bao gồm đường giao thông cấp V đồng bằng, đường điện, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường chung cho cả khu chăn nuôi theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Các khu chăn nuôi được vay vốn các tổ chức tín dụng và hỗ trợ 100% chênh lệch lãi suất tiền vay so với lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội trong 3 năm; được ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất từ Quỹ Khuyến nông Tỉnh Bình Định.

Cùng với các chính sách về đất đai, vay vốn, các tổ chức cá nhân phát triển chăn nuôi xa khu dân cư còn được hưởng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; hỗ trợ về phòng chống dịch bệnh cho đàn GSGC; hỗ trợ 70% kinh phí cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và quảng cáo các sản phẩm nông nghiệp trên các phương tiện đại chúng; hỗ trợ 100% kinh phí thuê gian hàng để tham gia

hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trong nước; hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng ở nước ngoài để tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu nông nghiệp.

Tới đầu năm 2010, Tỉnh Bình Định đã xây dựng được 52 khu CNTT xa khu dân cư với tổng diện tích hơn 950ha ở các huyện, thị xã thuộc khu vực ngoại thành. Theo Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Định, việc làm này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh. Hiện nhiều khu chăn nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, cho HQKT cao như khu trang trại chăn nuôi lợn kết hợp nuôi trồng thủy sản ở xã Ân Tường, huyện Hoài Ân nuôi hơn 600 con lợn nái; khu chăn nuôi gia cầm tập trung ở xã Cát Trinh, huyện Phù Mỹ với diện tích 12ha, nuôi hơn 2.000 con lợn và gần 10.000 con gia cầm; khu trang trại nuôi bò thịt rộng 15ha với quy mô nuôi gần 100 con bò thịt ở , huyện Phù Mỹ. Trong năm 2010, thành phố sẽ phát triển thêm năm khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các huyện như An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ với diện tích mỗi khu từ 15ha đến khoảng 70ha.

Tuy nhiên, việc xây dựng, triển khai các khu CNTT ở Bình Định hiện nay cũng còn gặp khó khăn do nhiều huyện gặp khó khăn về quỹ đất nên chưa thể bố trí được. Thêm vào đó, có địa phương xây dựng khu CNTT mà không gắn với thị trường tiêu thụ, chế biến nên chưa nhận được sự ủng hộ cao của người chăn nuôi và các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Những bất cập này sẽ được các cấp chính quyền và các ngành chức năng ở Tỉnh Bình Định tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.

Ở Bình Định, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh mẽ, để chăn nuôi phát triển một cách bền vững tỉnh đã ra quyết định số 97/2005/QĐ-UB ngày 19/8/2005 về việc Phê duyệt dự án Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung

đến năm 2010 theo đó tỉnh đã quy hoạch 10 khu CNTT được bố trí tại 08 huyện, với tổng diện tích khoảng 649 ha, cụ thể như sau:

- Huyện Phù Cát: 02 khu, 270 ha ở xã Cát Hiệp và Cát Lâm; - Huyện Phù Mỹ: 02 khu, 84 ha ở xã Mỹ Hiệp và Mỹ Quang; - Huyện Hoài Nhơn: 30 ha ở xã Hoài Mỹ;

- Huyện Hoài Ân: 50 ha ở xã Ân Hảo; - Huyện An Lão: 45 ha ở xã An Tân; - Huyện Tây Sơn: 35 ha ở xã Bình Hoà; - Huyện Vân Canh: 35 ha ở xã Canh Hiển; - Huyện Vĩnh Thạnh: 100 ha ở xã Vĩnh Quang.

Các khu CNTT này đã và đang đưa vào hoạt động mang lại HQKT cao, góp phần bảo vệ môi trường, thu hút được nhiều hộ dân tham gia vào mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2 HQKT một số mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở trong Tỉnh

Mô hình ở Hoài Ân: Hoài Ân là huyện tiêu biểu với tỷ trọng kinh tế từ chăn nuôi đạt 30%. Thực hiện chủ trương của thành phố, UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt 56 trang trại chăn nuôi cách xa khu dân cư, với diện tích 101,6ha, vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng.

Năm 2006, doanh thu từ các trang trại theo mô hình mới này đã đạt hơn 20 tỷ đồng, thu hút, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động. Xã Ân Phong, huyện Hoài Ân là địa phương có khoảng 30% số hộ có nguồn thu chính từ nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có một thực tế là, từ trước đến nay, việc chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ và chuồng trại được xây dựng ngay trong khuôn viên nhà, vườn của các hộ nông dân.

Khi chủ trương đưa việc chăn nuôi ra khỏi dân ở xã Ân Phong đã rất hưởng ứng thực hiện. Trang trại của anh Dương Văn Phong ở Hoài Ân được thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm nay. Trên diện tích 14 nghìn mét vuông

ao hồ, bờ bãi được UBND xã Hoài Ân giao khoán trong 20 năm, anh Phong đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào xây dựng 1.500m2 chuồng trại, đào ao thả cá và trồng cây ăn quả. Mỗi năm, trang trại của anh Phong xuất bán ra thị trường hơn 100 tấn lợn thịt thương phẩm và hơn 10 tấn cá, thu lãi từ 150 đến 200 triệu đồng.

Ngoài ra, trang trại của anh Phong còn giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động thu nhập tương đối ổn định. Anh Phong cho chúng tôi biết, từ khi thành lập trang trại, HQKT thu về từ việc chăn nuôi tăng lên rất nhiều. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung việc phòng, chống dịch bệnh cũng có nhiều thuận lợi hơn trước.

HTX chăn nuôi dịch vụ Hoài Đức (Hoài Nhơn) hiện có 120 xã viên, là chủ trang trại chăn nuôi ở khắp các huyện, thị xã, tổng giá trị tài sản của các xã viên lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Mỗi xã viên ít nhất có 300 lợn thịt, 2.000 gà/lứa hoặc100 lợn nái ngoại trở lên. Bên cạnh nguồn thu chính từ chăn nuôi, các trang trại còn thu một lượng lớn hoa màu là rau sạch, cây ăn quả như xoài, vải, nhãn, đu đủ... Nhiều trang trại còn đầu tư từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng để xây dựng hầm biôga, tự túc tới 40% nguồn điện làm mát trong mùa hè hoặc làm ấm về mùa đông cho hệ thống chuồng trại. Mỗi tháng HTX đứng ra cung ứng từ 120- 150 tấn TĂCN cho xã viên.

Trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại Cường Thành (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) có số lượng 1.300 con, tạo việc làm cho 24 lao động, thu nhập bình quân 1,5-2,4 triệu đồng/tháng. Với diện tích 7ha đất canh tác kém hiệu quả và xa khu dân cư, toàn bộ con giống sản xuất ra đều do Công ty CP Group (Thái Lan) nhận 100% và cung ứng cho thị trường của các tỉnh: Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam... Trang trại này còn mời Trung tâm Công nghệ Môi trường FOMACH về xử lý nước thải, Viện Vật lý điện tử xử lý khí, Công ty Công nghệ hóa sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 25 - 36)