Hiệu quả kinh tế của khu chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 81 - 89)

288000 2095020 179000 Văcxin thuốc thú y 913900 736900 35000 14

4.3.3 Hiệu quả kinh tế của khu chăn nuôi tập trung

4.3.3.1 Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế khu chăn nuôi tập trung

Ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng là ngành kinh tế nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước biến động thị trường. Mặt khác, đây cũng là

ngành có mức độ rủi ro rất cao nên hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi khá thấp, không hấp dẫn đầu tư.

Qua điều tra, tính toán chúng tôi xác định được một số chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế của các trang trại trong khu CNTT xa khu dân cư tập hợp ở bảng sau:

Hiệu quả kinh tế của khu CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 21870469,60

2. Tổng GTSPHH (GA) 1000đ 21612400,00

2. CP trung gian (IC) 1000đ 16343155,00

3. Tổng CPSX (TC) 1000đ 18506440,00

4. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 5527314,60

5.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 3364029,60 6. HQKT theo IC Lần - GO/IC Lần 1,34 - VA/IC Lần 0,34 - MI/IC Lần 0,21 7. HQKT theo TC Lần - GO/TC Lần 1,18 - VA/TC Lần 0,30 - MI/TC Lần 0,18

8. HQKT theo CLĐ 1000đ

- GO/CLĐ 1000đ 1156,43

- VA/CLĐ 1000đ 292,26

- MI/CLĐGĐ 1000đ 373,78

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)

Số liệu bảng 4.12 cho thấy: khu CNTT mang lại giá trị gia tăng cho các trang trại ở đây rất cao đạt 25,27% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi của toàn khu. Sau khi trừ các khoản khấu hao tài sản cố định, thuê lao động và tiền lãi vay, các trang trại nhận được một khoản thu nhập hỗn hợp trên 3 tỷ đồng. Theo kết quả điều tra, cả 20 hộ ở khu CNTT đều có mức thu nhập hỗn hợp trên 90 triệu đồng/ năm.

Xét về hiệu quả kinh tế của các trang trại theo chi phí, ta có thể thấy tỷ lệ thu nhập trên chi phí bỏ ra chưa thực sự cao. Với một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được 1,18 đồng giá trị sản xuất, 0,18 đồng thu nhập cho trang trại, tức tỷ suất sinh lời trên đồng vốn đạt 18%. Đa số các chủ trang trại hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm tới chỉ tiêu này mà hầu như mới chỉ quan tâm tới mức thu nhập tuyệt đối của mình, vì vậy thu nhập cao sẽ trở thành động lực khiến cho các trang trại đầu tư sản xuất tốt hơn.

GTSX trên công lao động của khu CNTT rất cao, một công lao động tạo ra 1156 ngìn đồng GTSX, một công lao động gia đình mang lại gần 374 nghìn thu nhập. Với tâm lý truyền thống của người nông dân Việt Nam lấy công làm lãi thì thu nhập trên công lao động cao sẽ là động lực lớn để các hộ tổ chức sản xuất trong khu chăn nuôi.

Về hiệu quả sử dụng đất: 20 hộ chăn nuôi trong khu đã tiến hành tổ chức sản xuất chăn nuôi trên 11,256ha. GTSX trên 1 ha đạt bình quân 1943 triệu, thu nhập bình quân trên 1 ha đạt gần 299 triệu. Như vậy từ vùng đất cấy lúa kém hiệu

quả, quy hoạch đất xây dựng khu CNTT mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so với trồng lúa.

4.3.3.2 So sánh HQKT khu CNTT với các hộ điều tra trong khu dân cư

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ trong mô hình CNTT xa khu dân cư tôi tiến hành điều tra 20 hộ chăn nuôi trong khu dân cư thuộc hai nhóm hộ để so sánh đánh giá hiệu quả: Nhóm 1 là những hộ chăn nuôi trong khu dân cư có quy mô tương đối lớn là các trang trại, gia trại; nhóm 2 là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô nhỏ, chỉ một vài con hay nuôi nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình là chính.

Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra trong khu dân cư

Vật nuôi Trang trại, gia trại Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ SL(con,m2) Giá trị(1000đ) SL(con,m2) Giá trị (1000đ) 1. Lợn 508 1824250,00 65 206000,00 - Lợn thịt 490 1654250,00 60 180000,00 - Lợn nái 18 170000,00 5 26000,00 2. Gà 900 299950,00 400 114960,00 - Gà thịt 700 148750,00 320 65280,00 - Gà đẻ 200 151200,00 80 49680,00 3. Vịt 2800 580241,25 1400 229800,00 - Vịt thịt 2150 191081,25 1200 105600,00 - Vịt đẻ 650 389160,00 200 124200,00 4. Ngan 50 9625,00 20 3300,00

5. NTTS (m2) 10500 104000,00 2000 15000,00

6.Trâu bò 4 32000,00 4 35000,00

- Trâu 1 10000,00 2 20000,00

- Bò 3 22000,00 2 15000,00

Tổng giá trị SX 2850066,25 604060,00

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy: Quy mô của các hộ chăn nuôi trong khu dân cư nhỏ hơn rất nhiều so với các hộ CNTT xa khu dân cư, kể cả các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại. Các hộ chăn nuôi trong khu dân cư trung bình chỉ nuôi vài chục con lợn, hộ nào nhiều thì khoảng 100 - 200 con, cũng có nhiều hộ chỉ nuôi vài con. Những trang trại chăn nuôi gia cầm, thủy cầm là vật nuôi chính của gia đình không nhiều, vì lợi nhuận thu được từ các loại vật nuôi này chưa cao, vật nuôi lại dễ xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Theo kết quả điều tra tại các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, 80% hộ cho rằng chăn nuôi không phải là ngành nghề chính trong gia đình. Với nhiều hộ, chăn nuôi chỉ nhằm tận dụng những phế phẩm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo thêm thu nhập. Vì vậy nên đầu tư cho chăn nuôi ở những hộ này rất hạn chế, nhiều hộ không thực sự quan tâm đến vật nuôi khiến cho vật nuôi phát triển chậm, dễ nảy sinh dịch bệnh. Kết quả chăn nuôi của các hộ điều tra trong khu dân cư được thể hiện ở bảng sau:

Một số chỉ tiêu kết quả chăn nuôi của các hộ trong khu dân cư

Chỉ tiêu ĐVT TT, gia trại Hộ CN nhỏ, lẻ

2.Giá trị SPHH (GA) 1000đ 2684930,00 520900,00

3.Chi phí trung gian (IC) 1000đ 2155700,00 376500,00

4.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 694366,25 227560,00

5.KHTSCĐ 1000đ 160000,00 25000,00

6.Trả lãi tiền vay 1000đ 80000,00 15000,00

7.Thuê lao động 1000đ 8000,00 0,00

8.Tổng chi phí (TC) 1000đ 2403700,00 416500,00

9.Thu Nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 446366,25 187560,00

10.Số CLĐ sử dụng Công 3920,00 2800,00

- CLĐ thuê ngoài Công 120,00 0,00

- CLĐ gia đình Công 3800,00 2800,00

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)

Cũng như các hộ CNTT xa khu dân cư, chăn nuôi đại gia súc ở các hộ trong khu dân cư đều nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường nhưng chăn nuôi gia cầm lại có tỷ lệ sản xuất hàng hóa thấp hơn. Một phần khá lớn các loại gia cầm, thủy cầm, và cá được các hộ giữ lại để tiêu dùng trong gia đình nhất là ở những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, quy mô vài chục con đến trăm con trên /năm. Chăn nuôi quy mô nhỏ, nên công lao động yêu cầu cho chăn nuôi ít, chỉ có một số trang trại vào vụ thu hoạch phải thuê thêm lao động, ngoài ra hầu hết chỉ sử dụng lao động gia đình.

Giá trị sản xuất chăn nuôi của hộ phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của các hộ. Do chăn nuôi trong khu dân cư gặp nhiều khó khăn về đất đai, rất khó có thể xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường như các mô hình chăn nuôi ở ngoài khu dân cư với hệ thống chuồng trại, vườn, ao đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường sống của con người cũng như vật nuôi, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người, vật nuôi.

Từ tổng hợp về kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi trong khu CNTT xa khu dân cư và các hộ chăn nuôi xa khu dân cư, chúng tôi tiến hành tính toán so

sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi này, kết quả thể hiện ở bảng sau:

So sánh HQKT của khu CNTT xa khu dân cư với chăn nuôi trong khu dân

Chỉ tiêu ĐVT Khu CNTT CN trong khu dân cư

TT, gia trại Hộ CN nhỏ, lẻ 1. HQKT theo IC Lần - GO/IC Lần 1,34 1,32 1,60 - VA/IC Lần 0,34 0,32 0,60 - MI/IC Lần 0,21 0,21 0,50 2. HQKT theo TC Lần - GO/TC Lần 1,18 1,19 1,45 - VA/TC Lần 0,30 0,29 0,55 - MI/TC Lần 0,18 0,19 0,45 3. HQKT theo CLĐ 1000đ - GO/CLĐ 1000đ 1156,43 727,06 215,74 - VA/CLĐ 1000đ 292,26 177,13 81,27 - MI/CLĐGĐ 1000đ 373,78 117,46 66,99

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)

Tính toán về hiệu quả theo chi phí trung gian và chi phí đều cho thấy: Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư có giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian và trên một đồng tổng chi phí bỏ ra lớn hơn so với các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, bởi vì chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư là hình thức chăn nuôi theo kiểu truyền thống của các hộ nông dân Việt Nam, họ tận dụng những sản phẩm thừa từ sinh hoạt, những sản phẩm phụ từ trồng trọt, hay những loại rau cỏ từ thiên nhiên làm nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi nên chi phí đầu tư cho chăn nuôi thấp, ngoài ra chăn nuôi nhỏ nên những đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi chưa được chủ trọng, nhiều chuồng trại chăn nuôi chỉ mang tính tạm bợ.

Nhưng xét về hiệu quả theo công lao động ta nhận thấy: Những hộ chăn nuôi trong khu CNTT xa khu dân cư có GTSX trên công lao động lớn hơn nhiều

so với công lao động của chăn nuôi trong khu dân cư, cao tới 1,59 lần lao động trong các trang trại, gia trại; tới 5,36 lần lao động của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nuôi trong khu dân cư. Theo đó, thu nhập hỗn hợp trên công lao động gia đình của các hộ CNTT cũng cao hơn so với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư rất nhiều, nó gấp 3,2 lần lao động trong các trang trại gia trại, gấp 5,6 lần lao động của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Với mục tiêu tối đa của các hộ chăn nuôi hiện nay là thu nhập thì các hộ chăn nuôi trong khu CNTT mang tới thu nhập cao hơn, thu nhập trên công lao động cũng cao hơn so với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư. Bên cạnh đó, CNTT xa khu dân cư sẽ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường sống, hạn chế sự phát sinh, lan truyền của dịch bệnh, gây ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội. Vậy có thể thấy CNTT xa khu dân cư chính là hướng đi tất yếu cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

4.3.3.3 Đóng góp của khu CNTT vào ngành chăn nuôi Huyện Hoài Nhơn

Giá trị ngành chăn nuôi Huyện Hoài Nhơn trong những năm gần đây không ngừng tăng lên, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng tăng, nông nghiệp xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi giảm tỷ trọng trồng trọt. Kết quả của ngành chăn nuôi tại xã có một phần đóng góp rất lớn từ chăn nuôi của khu CNTT xa khu dân cư.

Số lượng đàn gia súc gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu CNTT chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng đàn gia súc, gia cầm, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn xã.

Năm 2010, đàn lợn của khu CNTT đạt 5195 con chiếm tới 46% tổng số lợn toàn xã, số gia cầm chiếm tới gần 51%, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 14,14% diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản toàn xã.

Sản phẩm của khu CNTT hầu như là sản phẩm hàng hóa, phần được giữ lại phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do đó khu CNTT đã đóng góp phần rất lớn vào tổng giá trị sản phẩm hàng hóa ngành chăn nuôi trong những năm qua.

Với số lượng đầu con như vậy, giá trị SPHH thu từ lợn của các trang trại trong khu CNTT đã đạt gần 50% tổng GTSPHH thu từ lợn của xã. Giá trị SPHH từ gia cầm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 63%, ngành thủy sản chiếm gần 20%.

Với tỷ lệ về quy mô và giá trị như vậy, CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi ở Huyện Hoài Nhơn, vì vậy muốn ngành chăn nuôi ở đây phát triển bền vững ổn định thì cần phải chú trọng đầu tư phát triển khu CNTT đảm bảo điều kiện cho các hộ chăn nuôi phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w