3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Huyện Hoài Nhơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 870,05 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích chủ yếu gần 77,59% tổng diện tích đất tự nhiên. Gần 100% hộ có đất canh tác gồm bốn loại trồng lúa, màu, lúa màu,và chuyên màu. Diện tích đất canh tác của hộ từ 470 – 540 m2/khẩu với khoảng cách gần thuận lợi cho việc đồng áng. Tuy nhiên HQKT của đất nông nghiệp còn hạn chế,
vì vậy trong những năm gần đây cơ cấu đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong tổng diện tích đất đai của xã. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, tỷ trọng đất dùng cho trồng trọt giảm đi ngược lại đất dành cho chăn nuôi tăng lên rất nhanh, từ năm 2008 đến năm 2010 diện tích đất dành cho chăn nuôi đã tăng lên trung bình hơn 26%, kinh tế nông nghiệp tại xã đã chú trọng hơn vào chăn nuôi.
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có xu hướng tăng nhất là vào năm 2010, tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 là 13,6%. Đất chuyên dùng, đất ở, đất hoạt động SXKD phi nông nghiệp đều tăng lên. Diện tích đất chưa sử dụng tại xã chỉ chiếm một phần rất nhỏ và giảm dần. Đất ở bình quân đầu người tương đối thấp (trung bình khoảng 45m2/người), với mật độ tương đối cao.
Có thể thấy sự chuyển dịch đất đai của xã đang đi theo hướng tiến bộ chung của đất nước: diện tích đất đai dành cho các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tỷ trọng đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, diện tích đất giành cho chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tăng lên, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm xuống do một phần đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Bảng 3.1 Tình hình đất đai Huyện Hoài Nhơn
Diễn giải 2008 2009 2010 So sánh (%)
DT CC DT CC DT CC
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 870,05 100 870,05 100 870,05 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất Nông nghiệp 700,05 80,46 698,14 80,24 675,05 77,59 99,73 96,69 98,20 1. Đất SX nông nghiệp 668,35 95,472 665,91 95,38 624,38 92,49 99,63 93,76 96,65
- Cây hàng năm 621,16 92,94 618,72 92,91 577,19 92,44 99,61 93,29 96,40
- Cây lâu năm 47,19 7,06 47,19 7,09 47,19 7,56 100,00 100,00 100,00
2. Chăn nuôi 31,70 4,53 32,23 4,62 50,67 7,51 101,67 157,21 126,43
II. Đất phi nông nghiệp 169,65 19,50 171,63 19,73 194,98 22,41 101,17 113,60 107,21
1. Đất ở 36,01 21,226 37,29 21,73 43,14 22,13 103,55 115,69 109,45
2. Đất chuyên dung 127,32 75,049 128,02 74,59 144,33 74,02 100,55 112,74 106,47 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5,95 3,5072 5,95 3,47 5,95 3,05 100,00 100,00 100,00
4. Đất khác 0,37 0,2181 0,37 0,22 1,56 0,80 100,00 421,62 205,33
III. Đất chưa sử dụng 0,35 0,04 0,28 0,03 0,02 0,00 80,00 7,14 23,90
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Các hạ tầng quan trọng cấp xã đều được bố trí tại khu trung tâm bao gồm các cơ quan hành chính, thông tin, y tế văn hoá, giáo dục, thuận tiện trong việc sử dụng nhưng còn hạn chế trong việc tạo dựng cảnh quan cho khu trung tâm.
- Hệ thống các công trình công cộng + Cấp xã
UBND xã, trường trung học cơ sở, tiểu học cơ sở, trạm y tế đều nằm ở thôn Phúc Thụy, có vị trí giao thông thuận tiện với các thôn trong xã. Riêng chợ phát triển tự phát là chủ yếu, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
+ Cấp thôn
Toàn xã có 5 nhà văn hoá thôn được xây dựng theo quy chuẩn. Mỗi thôn đều có sân thể thao, có trường Mầm Non với bán kính phục vụ hợp lý(<500m).
- Hệ thống giao thông
Huyện Hoài Nhơn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho đối nội và đối ngoại. Mạng lưới giao thông nội bộ liên thông tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên chủ yếu vẫn là đường đất, một số trục liên thôn đường bê tông xi măng nhưng một số nơi mặt đường bị xuống cấp trầm trọng, cần phải cải tạo.
Thống kê hiện trạng giao thông Huyện Hoài Nhơn
STT Tên đường Chiều dài
(m) Bề rộng(m) Kết cấu mặt đường Nền Mặt I Đường liên xã 5390 5,0 4,5 BTXM II Đường trục xã 1010 4,0 3,5 BTXM
III Đường liên thôn 4710
1 Đường Hoài Sơn-Hoài Hương
850 3,5 3,0 BTXM
2 Đường Hoài Sơn – Hoài Tây
900 3,0 2,5 BTXM
3 Đường Hoài Hương-Tam Quan
1600 4,0 3,5 BTXM
Châu
IV Đường nội thôn 24500
Đường BTXM 21500 4,0 3,0 BTXM
Đường đất 3000 3,5 2,5 Đất
V Đường sản xuất 19300 Đất
Tổng cộng 54090
(Nguồn: Ban thống kê xã Huyện Hoài Nhơn)
- Hệ thống điện: Nguồn điện cung cấp cho xã được lấy từ các đường dây 10 KV từ Hoài Ân và Bình Dương. Toàn bộ Huyện Hoài Nhơn được cấp lưới điện trung áp 10 kV. Xã có 4 trạm 10/0,4kV với tổng công suất 1000 KVA. Các đường liên thôn chưa có đèn chiếu sáng, các đường ngõ xóm đã có đèn chiếu do dân tự lắp, không đảm bảo an toàn. 100% hộ dân đã được cấp điện từ điện lưới quốc gia, chất lượng điện tương đối đảm bảo. Mạng lưới điện trên toàn xã do điện lực Huyện Hoài Nhơn quản lý.
- Hệ thống cấp nước: Hiện tại xã có 3 trạm bơm dùng bơm nước phục vụ sản xuất. Hệ thống kênh mương khá dầy nhưng đa số chưa được kiên cố vì vậy công tác cấp thoát nước gặp nhiều khó khăn. Xã chưa có hệ thống cấp nước tập trung, nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là nước giếng khoan và nước mưa phục vụ cho sinh hoạt gia đình và sản xuất.
- Hạ tầng môi trường
+ Thoát nước thải: Toàn xã đang sử dụng mương thoát nước thải chung với nước mưa. Nước thải được thoát ra những điểm trũng, chủ yếu là mương rãnh và đổ trực tiếp ra đồng, một phần còn lại được thoát vào những hồ, ao trong khu dân cư. Phần lớn nước thải xả ra không được xử lý nên gây ô nhiễm môi trường.
+ Thu gom chất thải rắn: Hiện tại xã đã có chủ trương để mỗi thôn tự thu với diện tích khoảng 300m2/thôn. Vẫn còn hiện trạng nhiều hộ không tuân theo
quy định đổ chất thải rắn ra ruộng, rãnh thoát nước, những nơi đất trống…Gây mất vệ sinh môi trường xung quanh.
Như vậy, xét trên tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng Huyện Hoài Nhơn khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, chất lượng các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, đường giao thông… chưa đảm bảo, có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng ở nhiều nơi, nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trong xã.
3.1.2.3 Tình hình dân số, lao động
Dân số Huyện Hoài Nhơn có xu hướng biến động không đều, nguyên nhân chính là do sự thay đổi dân số cơ học. Trong quá trình công nghiệp hoá, một bộ phận dân cư của xã nhất là bộ phận thanh niên đã di cư vào thành phố để kiếm việc làm. Tình hình dân số của xã thể hiện ở bảng 3.3
Cùng với quá trình gia tăng dân số, sự chuyển và tách hộ tăng lên, tổng số hộ trên địa bàn xã có xu hướng tăng dù tốc độ tăng không đều. Mật độ dân số của xã khá cao, gây áp lực cho tình hình phát triển kinh tế, xã hội của xã.
Tổng số lao động của xã có sự biến động qua ba năm. Năm 2009 số lao động giảm so với năm 2008 gần 1%, năm 2010 lao động tăng so với 2009 hơn 6%. Tổng số lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế năm 2010 chiếm 94,91% tổng số người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu tới 65,59%. Mặc dù trên địa bàn xã có 2 làng nghề và nhiều cơ sở SXKD cá thể, nhưng lao động công nghiệp, TTCN, xây dựng vẫn chỉ chiếm 22,09%, lao động hoạt động trong lĩnh thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp chỉ bằng 12,32%. Ngoài ra, có một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động nhưng bị
tàn tật, mất sức lao động, không có việc làm thường xuyên chiếm 5,09% người trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu lao động ở các ngành kinh tế của xã đang có những bước chuyển biến tích cực: lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn cơ cấu trong tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế, năm 2008 tỷ lệ này đang chiếm gần 72% thì tới năm 2010 giảm xuống còn gần 66%. Ngược lại, lao động trong các ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng, thương mại dịch vụ có xu hướng tăng lên, nếu năm 2008 tỷ lệ này chỉ chiếm hơn 28% thì đến năm 2010 đã tăng lên chiếm hơn 34% tổng số lao động.
Nhìn chung lao động Huyện Hoài Nhơn cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lực lượng lao động qua đào tạo chưa nhiều đặc biệt là lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Đây là một hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
Tình hình dân số lao động Huyện Hoài Nhơn
(Nguồn: Ban thống kê xã Huyện Hoài Nhơn)
Diễn giải ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh
2009/2008 2010/2009 BQ I. Dân số
1. Tổng số dân Người 8267 8026 8370 97,08 104,29 100,62
2. Tổng số hộ Hộ 2017 2025 2189 100,40 108,10 104,18
3. Bình quân người/hộ Người/hộ 4.10 3.96 3.82 96,59 96,46 96,52
4. Mật độ dân số Người/km2 950 922 962 97,05 104,34 100,63
II. Tổng số LĐ trong độ tuổi người 3959 3921 4163 99,04 106,17 102,54
1. LĐ làm việc trong các ngành KT người 3757 3725 3951 99,15 106,07 102,55
- LĐ nông,lâm nghiệp người 2695 2607 2602 96,73 99,81 98,26
- LĐ công nghiệp, TTCN, xây dựng người 637 670 873 105,18 130,30 117,07
- LĐ dịch vụ, thương mại Người 425 447 476 105,18 106,49 105,83
2. Người tàn tật, mất sức, không có
3.1.2.4 Kết quả hoạt động SXKD của Huyện
Hoài Nhơn là huyện có nền kinh tế phát triển trung bình trong Tỉnh Bình Định. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, mang lại khoảng 50% tổng thu nhập cho toàn xã. Hiện nay, xã đang có chủ trương chuyển đổi các vùng trồng lúa năng suất thấp sang sử dụng vào các mục đích SXKD khác như: chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp, trồng hoa màu…
Huyện còn có hai ngành nghề thủ công truyền thống đó là: tráng bánh, sản phầm thủ công từ dừa được công nhận năm 2001. Năm 2010, toàn xã có hơn 1000 cơ sở TTCN, sản xuất công nghiệp có 963 cơ sở, giao thông vận tải 20 cơ sở, thương nghiệp, dịch vụ 155 cơ sở.
Giá trị sản xuất của tất cả các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn xã đều tăng qua các năm. Trong lĩnh vực nông nghiệp, GTSX của trồng trọt tăng không nhiều với tốc độ bình quân đạt hơn 15%. Chăn nuôi từ năm 2009 tới năm 2010 có sự biến động mạnh mẽ. Năm 2008, 2009 dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng phát triển mạnh, thị trường chăn nuôi trở nên ảm đạm, trong khi giá các nguyên liệu đầu vào chăn nuôi đều tăng thì giá các sản phẩm đầu ra chăn nuôi lại rất thấp, GTSX của người chăn nuôi giảm nhiều. Sang năm 2010, ngành chăn nuôi bắt đầu hồi phục, nhu cầu thị trường tăng kéo theo giá cả phẩm chăn nuôi tăng lên mang lại Giá trị sản xuất lớn hơn năm 2009 tới gần 75%. Như vậy hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của xã là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế. Việc chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các hình thức canh tác mới như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi mang lại HQKT cao hơn rất nhiều.
Giá trị sản xuất từ công nghiệp, TTCN, thương mại, dịch vụ cũng có tốc độ tăng khá nhanh, nhất là vào năm 2010. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất từ công nghiệp – TTCN là 44,55%, từ thương mại - dịch vụ là 51,46%.
Bảng 3.4 Kết quả phát triển kinh tế của Huyện Hoài Nhơn, 2008 -2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)
SL (tr.đ) SL (tr.đ) SL (tr.đ) 09/08 10/09 BQ I. Tổng GTSX 76000 104800 155800 137,89 148,66 143,18 1. Nông nghiệp 40280 52400 77900 130,09 148,66 139,07 Trồng trọt 24168 26200 32150 108,41 122,71 115,34 Chăn nuôi 16112 26200 45750 162,61 174,62 168,51 2. CN – TTCN 19760 28296 41287 143,20 145,91 144,55 3. TMDV 15960 24104 36613 151,03 151,90 151,46 II. Chỉ tiêu BQ 1. GTSX/hộ 37,68 51,75 71,17 137,35 137,52 137,43 2. GTSX/khẩu 9,19 13,06 18,61 142,04 142,52 142,28 3. GTSX/LĐ 20,23 28,13 39,43 139,08 140,15 139,61
(Nguồn: Ban thống kê xã Huyện Hoài Nhơn)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế Huyện Hoài Nhơn qua các năm
Qua ba năm, Giá trị sản xuất của các hộ dân trong xã đều tăng lên với tốc độ tăng bình quân hơn 37%, Giá trị sản xuất bình quân trên khẩu và trên lao động cũng tăng lên tương ứng là 42,28% và 39,61%. Năm 2010, tình hình kinh tế ở xã phát triển khá thuận lợi, ở tất cả các chỉ tiêu trên đều có tốc độ tăng khá cao so với năm 2009.
Hoạt động SXKD của Hoài Nhơn hiện nay được thể hiện trên mô hình sau:
Mô hình kinh tế Huyện Hoài Nhơn
Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế toàn xã đang chuyển biến theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN, thương mại - dịch vụ. Nền kinh tế phát triển, hiệu quả sản xuất cao lên, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.