Chăn nuôi trang trại tập trung yêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu rất cao, đây chính là khó khăn lớn nhất khi tiến hành đầu tư chăn nuôi ở khu CNTT. Các hộ đã đầu tư chăn nuôi ở đây đều đã bỏ ra nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn từ vài trăm triệu tới hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc phục vụ sản xuất.
Bảng 4.7 Thống kê vốn của các trang trại trong khu CNTT
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng GT (1000đ) Cơ cấu (%)
I.Vốn cố định 15540240 53,43 1. Chuồng trại m2 9600 8090500 52,06 2. Ao nuôi m2 59490 2327000 14,97 3. Nhà xưởng m2 416900 2,68 4. Kho chứa m2 610 267000 1,72 5. Máy móc Cái 46 996700 6,41
- Máy bơm Cái 30 17700 1,78
- Máy phát điện Cái 12 258000 25,89
- Máy nghiền Cái 3 21000 2,11
- Ô tô tải Cái 1 700000 70,23
6. Hầm bioga Cái 23 511720 3,29
7. Đầu tư cố định khác 2930420 18,86
II.Vốn lưu động 13546150 46,57
Tổng vốn 29086390 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Như vậy nguồn vốn đầu tư ban đầu vào chuồng trại, ao nuôi chiếm số lượng lớn nhất tới hơn 67% tổng lượng vốn đầu tư ban đầu của toàn khu. Ở tất cả các hộ trong khu CNTT, tỷ lệ vốn dành đầu tư chuồng trại, ao nuôi đều chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng vốn mà họ bỏ ra đầu tư ban đầu, tuy nhiên ở các hộ chăn nuôi càng lớn, thì tỷ lệ này có xu hướng giảm do họ đã chú trọng đầu tư quan tâm đến các công trình phụ trợ, đảm bảo tốt nhất môi trường, an toàn dịch bệnh...
Tùy theo loại vật nuôi và quy mô chăn nuôi mà các hộ đã lựa chọn đầu tư các loại máy móc phục vụ sản xuất với công suất phù hợp. Tất cả các hộ đều có máy bơm để hút nước ao, tắm rửa cho lợn...lượng máy bơm bình quân đạt 1,5 cái/hộ. 60% hộ đã đầu tư mua máy phát điện riêng với công suất khác nhau, giá từ vài triệu tới hàng trăm triệu. Hầu như các hộ chưa có phương tiện vận chuyển riêng mà vẫn sử dụng xe máy gia đình để đi lại, vận chuyển, hiện nay mới chỉ có hộ ông Long là có ô tô tải dành riêng để vận chuyển thức ăn, vật nuôi...
Nhận thức rõ hiện trạng ô nhiễm có thể xảy ra nếu không có các biện pháp xử lý chất thải vật nuôi, 100% các trang trại trong khu chăn nuôi đều xây dựng hầm bioga để xử lý chất thải tạo nguồn chất đốt và làm nguyên liệu để chạy máy phát điện. Số lượng hầm bioga đạt 1,15 hầm/ trang trại, tuy nhiên công suất của các hầm bioga hầu hết còn nhỏ chưa xử lý hết được lượng phân thải ra từ chăn nuôi do đó vẫn còn hiện tượng chất thải chăn nuôi trong các hộ không được xử lý thải trực tiếp ra các kênh mương xung quanh, đổ vào đồng ruộng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống, môi trường sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động là loại vốn có thời gian luân chuyển ngắn thường là trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay là trong một năm. Trong chăn nuôi vốn lưa động là giá trị của các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như con giống, thức ăn, thuốc thú y...Vốn lưu động của các trang trại CNTT được thể hiện bằng số tiền hiện có, bằng giá trị lượng vật nuôi còn tồn lại, bằng giá trị các tài sản đang bị người khác chiếm dụng (cho vay, bán chịu). Nguồn vốn lưu động trong các trang trại ở khu CNTT Huyện Hoài Nhơn chiếm 45,48% tổng vốn của khu CNTT.
Vốn của các trang trại trong khu CNTT được huy động từ các nguồn: Vốn tự có của gia đình, Vốn vay các ngân hàng, vay của các tổ chức, vay của anh em họ hàng, nợ các nhà cung cấp dịch vụ...với lãi suất vay nằm trong khoảng 10 – 15%. Vốn có ảnh hưởng lớn tới việc quyết định tổ chức sản xuất, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất chăn nuôi. Khảo sát, cho thấy 100% các trang trại có nhu cầu cần thêm vốn để mở rộng sản xuất.
Đồ thị 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của các trang tại trong khu CNTT Huyện Hoài Nhơn
(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra)
Vốn của các trang trại chủ yếu là vốn tự có của hộ gia đình chiếm tới 60,05% tổng vốn hiện có. Chứng tỏ các hộ chưa mạnh dạn vay vốn ngân hàng nhiều cho đầu tư sản xuất, hoặc có thể họ ngại thủ tục vay rườm rà phức tạp, hay cũng có thể các ngân hàng không dám cho các trang trại vay nhiều vì sợ rủi ro. Đất đai của các hộ trong khu CNTT chủ yếu là đất chuyển đổi, đấu thầu nên không thể đem ra thế chấp vay vốn cũng là lý do quan trọng khiến cho việc vay vốn ngân hàng khó khăn. Các hộ vay vốn ngân hàng chủ yếu là qua tín chấp, hoặc thế chấp các tài sản trong khu dân cư của mình như nhà ở, diện tích đất được cấp sổ đỏ trong khu dân cư…
Nguồn vốn vay từ các tổ chức mà tiêu biểu từ quỹ hỗ trợ nông dân là nguồn vốn ưu đãi quan trọng khi các hộ đầu tư chăn nuôi trang trại ở khu CNTT, đây chính là một chính sách khuyến khích các hộ tham gia đầu tư vào mô hình. Tỷ lệ nguồn vốn này không lớn nhưng có lãi suất thấp và thủ tục vay đơn giản hơn nên được nhiều hộ quan tâm.
4.2.5 Lao động
Lao động của các hộ gia đình đầu tư trang trại trong khu CNTT là nguồn lao động đầu tiên của các trang trại. Do sản xuất với quy mô lớn, mang tính hàng hóa nên hầu như các trang trại đều thuê thêm lao động bên ngoài vào phục vụ sản xuất. Quyết định thuê lao động phụ thuộc vào quy mô sản xuất, khối lượng công việc, nên có những trang trại thuê lao động thường xuyên cũng có trang trại thuê lao động vào mùa vụ để giải quyết công việc của mùa vụ, hay cả hai.
Bảng 4.8 Tình hình sử dụng lao động của các trang trại trong khu CNTT
Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) (1000đ/người/tháng)Giá thuê
1 Tổng số lao động 68,50 100,00 1.1 Lao động gia đình 25 36,50 1.2 Lao động thuê ngoài 43,50 63,50 1740,23 - Lao động TX 26 59,77 1700 - Lao động thời vụ TB 17,50 40,23 1800 2 Trình độ lao động 2.1 Lao động TX 51 100,00 - Phổ thông 37 72,55 - Sơ cấp, trung cấp 8 15,69 - Cao đẳng, đại học 6 11,76 2.2 Lao động thời vụ 17,50 100,00 - Phổ thông 17,50 100,00 - Sơ cấp, trung cấp - Cao đẳng, đại học 3. Tổng số công LĐ 18912 - Công LĐ gia đình 9000 - Công LĐ thuê ngoài 9912
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Chú ý: 5LĐ thời vụ = 1 LĐTX; LĐ thuê ngoài được nghỉ bình quân 2 ngày/tháng. Tổng LĐTX=LĐGĐ+LĐ thuê TX
Lao động thường xuyên trong các hộ chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chiếm tới 72,55%. Lao động thuê ngoài thường xuyên có trình độ từ sơ cấp, trung cấp trở lên chỉ chiếm 26,92% số lao động thuê ngoài thường xuyên. 100% số lao động thời vụ chỉ có trình độ phổ thông. Tùy trình độ người lao động và yêu cầu công việc mà người Lao động được trả những mức lương khác nhau, giá thuê lao động trung bình khoảng 1,7 tr.đ – 1,8 tr.đ/ lao động/tháng.
Về hợp đồng lao động:
Lao động được thuê dưới cả hai hình thức hợp đồng và thỏa thuận qua lời nói không giấy tờ. Hình thức hợp đồng mới chỉ được áp dụng tại Công ty cổ phần chăn nuôi và dịch vụ Hoàng Long, công ty đều tiến hành ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động.