Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh pot (Trang 92 - 118)

KSĐT các vụ án hình sự

Theo quy định của pháp luật về quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm sát; VKSND không tổ chức mạng lưới để phối hợp hoặc cử người đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức để thu thập tin tức, tin báo tội phạm mà chỉ chịu trách nhiệm tiếp nhận tin báo tội phạm do các cơ quan, đơn vị và công dân, các kiến nghị khởi tố chuyển tới.

Khi tiếp nhận tin báo, kiểm sát viên cần tiến hành các hoạt động sau:

- Đối với tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS do cá nhân, tổ chức, đơn vị cử người trực tiếp đến phản ánh hoặc qua điện thoại gọi tới thì kiểm sát viên thực hiện việc sơ nắm tin nhằm nắm bắt các thông tin: Sự kiện gì, xảy ra ở đâu, thời gian xảy ra, những người biết sự việc. Sau khi đã có thông tin ban đầu, kiểm sát viên tiến hành đánh giá sự việc. Nếu sự việc xảy ra có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc cần áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn tội phạm thì phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát 113 hoặc lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp để can thiệp tạm thời; hoặc cần tiến hành khám nghiệm hiện trường thì phải báo ngay cho lãnh đạo VKS để thông báo cho cơ quan điều tra cử lực lượng đến ngay hiện trường để tiến hành khám nghiệm theo quy định.

Trong trường hợp tin báo không thuộc trường hợp khẩn cấp, kiểm sát viên vào sổ thụ lý, có thể lấy lời khai người đến báo tin; sau đó tiến hành đánh giá, phân loại thông tin đã thu thập được để xin ý kiến lãnh đạo VKS và làm thủ tục chuyển cơ quan điều tra để xác minh. VKS phải có kế hoạch theo dõi chặt chẽ việc giải quyết tin báo của cơ quan điều tra.

- Nếu tin báo tội phạm được gửi đến VKS bằng đơn thư hoặc bằng văn bản qua bưu điện hoặc trực tiếp tại VKS cũng như những thông tin do VKS tiếp nhận qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng: Sau khi vào sổ thụ lý, phải nghiên cứu nội dung sự việc để báo cáo xin ý kiến lãnh đạo là các thủ tục chuyển toàn bộ đơn thư và các tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Các kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thanh tra Nhà nước gửi đến, thường kèm theo các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra. Kiểm sát viên khi thụ lý cần nghiên cứu, phân loại, đánh giá lại nhằm xác định có dấu hiệu tội

phạm hay không. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì xin ý kiến lãnh đạo và làm các thủ tục chuyển toàn bộ hồ sơ đến cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền. Nếu chưa đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh và giải quyết.

- Đối với tin báo, tố giác tội phạm về các tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội thuộc các cơ quan tư pháp thì phải nhanh chóng chuyển ngay đến cơ quan điều tra của VKSNDTC để giải quyết theo thẩm quyền.

* Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu có liên quan đến việc khởi tố vụ án, kiểm sát viên được phân công thụ lý, tiến hành các hoạt động sau:

- Kiểm tra việc chấp hành các trình tự thủ tục mà pháp luật quy định về: xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ đó; thẩm quyền của người xác minh, thu thập chứng cứ (điều tra viên hay cán bộ điều tra); thẩm quyền của người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; nội dung và hình thức của quyết định khởi tố vụ án hình sự.

- Kiểm tra, đánh giá các tài liệu chứng cứ mà cơ quan điều tra chuyển đến xem xét: Có đủ căn cứ khởi tố không; có hay không có sự việc phạm tội xảy ra trong thực tế; xác định dấu hiệu tội phạm cụ thể, thuộc khung khoản, tội nào được quy định trong BLHS (đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, kiểm sát viên phải thận trọng xem xét việc yêu cầu, đề nghị của người bị hại có căn cứ không). Tính chất hành vi của tội phạm, hậu quả do hành vi tội phạm gây ra; tính hợp pháp của kết luận giám định của các cơ quan chuyên môn (kết luận về tỷ lệ thương tật, kết luận về các chất ma túy, thủ tục và thành phần tham gia giám định …).

- Nếu qua nghiên cứu, đánh giá các tài liệu chứng cứ do cơ quan điều tra chuyển đến thấy có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì báo cáo lãnh đạo VKS và chuyển toàn bộ hồ sơ tới cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền.

* Kiểm sát việc khởi tố bị can:

Kiểm sát việc khởi tố bị can là hoạt động của VKS, là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra trong việc ra quyết định khởi tố bị can nhằm đảm bảo các quyết định đó phải đúng người, đúng tội và đúng quy định của pháp luật. Khi nhận được

quyết định khởi tố bị can, kiểm sát viên thụ lý phải tiến hành nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, chứng cứ nhằm xác định tính có căn cứ và tính hợp pháp quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra.

- Tính có căn cứ:

Theo quy định tại Điều 126, khoản 1 BLTTHS năm 2003 chỉ khi có đủ các căn cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra mới được ra quyết định khởi tố bị can. Kiểm sát viên thụ lý kiểm sát vụ án phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ do cơ quan điều tra chuyển đến; các tài liệu, chứng cứ này phải được xem xét và đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; chứng minh người phải đề nghị khởi tố chính là người đã thực hiện hành vi phạm tội; năng lực chịu trách nhiệm hình sự, lý lịch tư pháp … Tuy nhiên, để xác định được người có hành vi phạm tội để ra quyết định phê chuẩn khởi tố là một công việc không đơn giản. Trong thời hạn theo luật định, kiểm sát viên phải xem xét, đánh giá đầy đủ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ mà trước đó kiểm sát viên đã phải thường xuyên bám sát, theo dõi các hoạt động điều tra ban đầu của cơ quan điều tra như: Khám nghiệm hiện trường, tử thi; nắm và xử lý những thông tin ban đầu khi có sự kiện pháp lý xảy ra.

- Tính hợp pháp:

Thông thường tính hợp pháp của các quyết định khởi tố bị can thường ít vi phạm; do đó dễ nảy sinh tư tưởng đại khái, qua loa của các kiểm sát viên khi họ được phân công thụ lý KSĐT, họ chỉ thường chú trọng đến tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can. Chính điều này đã dẫn tới có một số vụ án hình sự, sau khi kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang tòa án để xét xử đã bị tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung do những sai sót không đáng có. Để kiểm sát tính hợp pháp, kiểm sát viên thụ lý cần: kiểm tra xem xét thẩm quyền và người ra quyết định khởi tố bị can; nội dung và hình thức quyết định khởi tố, lý lịch tư pháp của bị can; tội danh gì, điều khoản nào.

Nếu thấy quyết định khởi tố bị can có đầy đủ tính có căn cứ, tính hợp pháp thì kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo để ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra. Nếu không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can thì VKS cần nêu căn cứ

luật định; nếu cần yêu cầu điều tra xác minh thêm thì cũng phải được nêu rõ trong quyết định hoặc văn bản kèm theo.

* Kiểm sát việc hỏi cung bị can:

- Đây là hoạt động thường xuyên và bắt buộc của VKS nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra nói chung và của các điều tra viên nói riêng khi tiến hành hỏi cung bị can. Nhằm đảm bảo việc hỏi cung bị can: được đảm bảo khách quan, đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật; việc hỏi cung bị can phải được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can; phải đảm bảo cho việc hỏi cung bị can được tiến hành trực tiếp bằng lời nói và ghi lại bằng biên bản; trước khi hỏi cung bị can, điều tra viên hoặc kiểm sát viên phải đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can, việc giải thích này phải được ghi vào trong các biên bản hỏi cung; bảo đảm cho việc hỏi cung được khách quan, không được mớm cung, bức cung, dụ cung, nhục hình để lấy cung.

Kiểm sát viên trong quá trình kiểm sát việc hỏi cung bị can của điều tra viên cần chủ động, trao đổi với điều tra viên về kế hoạch và yêu cầu đặt ra trước khi hỏi cung bị can; dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi hỏi cung; thống nhất: các nội dung hỏi cung, chiến thuật hỏi cung, thời gian địa điểm hỏi cung, các tài liệu chứng cứ đấu tranh với bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối, không nhận tội …

Khi kiểm sát việc hỏi cung bị can, kiểm sát viên phải đảm bảo xuất phát từ yêu cầu làm rõ sự thật vụ án, đảm bảo việc hỏi cung phải tuân theo các quy định của pháp luật, phải đánh giá kết quả của từng bản cung, xem xét đối chiếu với các yêu cầu đặt ra để quyết định nên chấm dứt hay tiếp tục hỏi cung; nếu tiếp tục hỏi cung thì cần đề ra những nội dung gì để làm sáng tỏ nội dung vụ án.

- Kiểm sát viên kiểm sát các biên bản hỏi cung và các tài liệu liên quan:

Đây là công việc thường xuyên và chủ yếu của kiểm sát viên khi thực hiện KSĐT các vụ án hình sự. Yêu cầu đối với việc kiểm sát theo hình thức này, kiểm sát viên phải tiến hành các động tác sau:

+ Yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp đầy đủ các bản cung và các tài liệu mà điều tra viên đã tiến hành để kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát.

+ Kiểm sát viên phải tự mình đọc kỹ từng bản cung theo thứ tự về thời gian hỏi cung; cần đối chiếu, so sánh nội dung trong các bản cung xem có gì mâu thuẫn không; nếu có mâu thuẫn thì phải làm rõ lý do và yêu cầu điều tra viên giải thích những mâu thuẫn đó. Kiểm sát viên kiểm sát nội dung và hình thức các bản cung, các tài liệu có trong hồ sơ như: biên bản khám nghiệm, lời khai nhân chứng, bị hại … xem có bị tẩy xóa, viết thêm vào không; đặc biệt khi tiến hành kiểm sát việc hỏi cung cần xác định việc hỏi cung bị can có phải do điều tra viên tiến hành hay do cán bộ điều tra tiến hành hỏi cung sau đó điều tra viên chỉ hợp pháp hoá bằng cách ký xác nhận.

- Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành hỏi cung bị can khi cơ quan điều tra yêu cầu; khi KSĐT mà bị can kêu oan; có dấu hiệu vi phạm của điều tra viên trong quá trình hỏi cung hoặc một số trường hợp nếu qua công tác kiểm sát thấy cần kiểm sát việc tuân theo pháp luật việc hỏi cung bị can (động tác này, thực tế thường gọi là phúc cung). Kiểm sát viên phải thực hiện các thao tác sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuẩn bị hỏi cung:

Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án; đặc điểm nhân thân bị can; lời khai nhân chứng, bị hại; các tài liệu đã có trong hồ sơ. Trong đó cần chú ý đến: Biên bản khám nghiệm, biên bản bắt người có hành vi phạm phạm quả tang, lời khai ban đầu; vai trò vị trí của từng bị can trong vụ án. Kiểm sát viên có thể tự mình hỏi cung bị can hoặc báo cáo lãnh đạo phân công thêm kiểm sát viên nữa cùng tham gia hỏi cung.

Kiểm sát viên phải lập kế hoạch hỏi cung bị can; thông qua kế hoạch hỏi cung đã chuẩn bị kỹ từ trước sẽ giúp cho kiểm sát viên không bị lúng túng trước các diễn biến của quá trình hỏi cung. Kế hoạch hỏi cung phải: xác định được những vấn đề cần được làm rõ; dự kiến những câu hỏi, những câu trả lời; những câu hỏi này thường không tuân theo khuôn mẫu mà tùy thuộc vào từng đối tượng hỏi cung, tùy thuộc vào diễn biến cuộc hỏi cung mà kiểm sát viên có thể đưa ra những câu hỏi cho phù hợp. Dự kiến chiến thuật hỏi cung: hỏi thẳng, hỏi vòng vo, gián tiếp hoặc trực tiếp. Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho việc hỏi cung: máy ghi âm, các tài liệu cần thiết để đưa ra chứng minh hoặc đấu tranh (trường hợp cần thiết có thể sử dụng nhân chứng).

Giai đoạn đầu tiên: Đó là thời điểm kiểm sát viên sử dụng cách thức giao tiếp, tạo tâm lý thoải mái và tin tưởng vào kiểm sát viên của đối tượng bị hỏi cung. Như vậy kiểm sát viên cần bình tĩnh, kiềm chế tình cảm nhưng cũng cần có những hành vi, lời nói làm cho bị can yên tâm, tin tưởng vào kiểm sát viên để họ khai báo một cách đầy đủ nhất.

Giai đoạn thứ hai: Nội dung hỏi cung của kiểm sát viên. Tuy nhiên trong kế hoạch hỏi cung, kiểm sát viên đã phải dự đoán được diễn biến của cuộc hỏi cung; có thể bị can sẽ khai báo thành khẩn, khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo.

Đối với trường hợp bị can khai báo thành khẩn thì sau khi kết thúc cuộc hỏi cung, kiểm sát viên nên cho bị can tự viết lời khai về hành vi phạm tội của mình sau đó kiểm sát viên cùng ký xác nhận vào bản tự khai của bị can.

Trường hợp bị can khai báo gian dối: Kiểm sát viên phải sử dụng các kỹ năng nghiệp vụ để đấu tranh, vạch trần, sử dụng những mâu thuẫn ngay chính trong các lời khai của bị can, sử dụng các tài liệu chứng cứ đã có trong hồ sơ để buộc bị can phải khai đúng sự thật (trường hợp cần thiết có thể sử dụng nhân chứng hoặc những người biết việc để đấu tranh vạch trần hành vi khai báo gian dối của bị can.

Trường hợp bị can từ chối khai báo: Trước tiên, kiểm sát viên phải tìm rõ nguyên nhân tại sao bị can từ chối khai báo; kiểm sát viên có thể giáo dục, thuyết phục bị can, giải thích động viên nếu bị can khai báo thành khẩn thì sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật; đưa ra những chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội của bị can hoặc sử dụng những lời khai của các bị can khác để chứng minh một cách gián tiếp hành vi phạm tội của bị can; sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật cho phép để cho bị can hiểu rằng: Nếu bị can không khai báo thì cơ quan pháp luật cũng sẽ làm rõ được hành vi phạm tội của bị can … Để từ đó bị can có thể khai báo đầy đủ hành vi phạm tội của mình.

* Nâng cao chất lượng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường:

Khi thực hiện chức năng KSĐT các vụ án hình sự, kiểm sát viên phải hiểu rõ được khám nghiệm hiện trường vụ án; kiểm sát khám nghiệm hiện trường là biện pháp để thu thập dấu vết, nguồn chứng cứ, chứng cứ trực tiếp để từ đó đánh giá xem xét có hành vi phạm tội xảy ra hay không. Đây là một công việc rất quan trọng, nhất là các vụ án về

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh pot (Trang 92 - 118)