vướng mắc và những đề xuất, những yêu cầu mới lên cấp trên để sớm có những biện pháp giải quyết, đáp ứng kịp thời.
- Mỗi đơn vị cấp phòng nghiệp vụ, huyện phải cử ít nhất một kiểm sát viên có năng lực thật sự thực hiện công tác phân loại, xử lý tin báo tội phạm. ở cấp huyện mỗi đơn vị phải phân công ít nhất 50% kiểm sát viên thực hiện chức năng KSĐT các vụ án hình sự. ở cấp tỉnh, cần tăng cường thêm những kiểm sát viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có khả năng tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ cho cấp huyện.
- Hiện nay ngành kiểm sát đã thực hiện quy chế thông khâu trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự. Đây là quy định cần thiết, có hiệu quả nhưng chỉ phù hợp với cấp huyện. Đối với cấp tỉnh nên thực hiện quy chế chuyên khâu nhằm đảo bảo khả năng giám sát các giai đoạn kiểm sát các vụ án hình sự.
- VKS cấp trên cần có phương án, kế hoạch nghiên cứu lý luận nghiệp vụ, kỹ năng KSĐT các vụ án hình sự cho các đơn vị trong toàn ngành. Phải có những hình thức, biện pháp giải thích pháp luật khi có văn bản mới áp dụng pháp luật có hiệu lực pháp luật; giúp cho các đơn vị trong toàn ngành nhận thức pháp luật được thống nhất và đầy đủ. Ví dụ, khi có các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có những quy định, quy phạm pháp luật mang tính tùy nghi, chung chung … thì cần phải được giải thích áp dụng thống nhất trong toàn ngành.
3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự vụ án hình sự
Đối với ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh, thường sử dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra thông qua các hình thức: kiểm tra việc xây dựng kế hoạch công tác hàng năm; trực tiếp kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch một năm từ một đến hai lần ở mỗi đơn vị cấp huyện; kiểm tra đột xuất của lãnh đạo cấp trên đối với đơn vị cấp dưới và kiểm tra thường xuyên các cán bộ, kiểm sát viên thực hiện chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo cấp huyện và cấp phòng. Trong những năm qua, tại VKS tỉnh Bắc Ninh đã
thực hiện khá tốt công tác kiểm tra. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm tra cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Cả hai cấp cần xác định công tác kiểm tra là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để nâng cao vai trò, vị trí của ngành; thông qua kiểm tra, đảm bảo cho đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân.
- Khi cử đoàn kiểm tra các đơn vị trong ngành; cần cử những kiểm sát viên có kinh nghiệm, có nghiệp vụ kiểm sát vững vàng để thông qua kiểm tra phát hiện được những sai phạm, những thiếu sót cụ thể; để kịp thời tham mưu đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể. Những vi phạm cần phải được phát hiện, xử lý kịp thời, tránh việc xử lý đại khái, dễ dãi bỏ qua để lần sau các sai phạm này vẫn bị mắc phải. Khi phát hiện những vi phạm, những thiếu sót cần phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể.
- VKS tỉnh cần có kế hoạch để cho hoạt động kiểm tra được toàn diện đối với các đơn vị trong toàn ngành; có thể cho tiến hành kiểm tra chéo giữa các VKS cấp huyện với các phòng nghiệp vụ của VKSND cấp tỉnh.
- Thường xuyên thông báo hoạt động áp dụng pháp luật trong các khâu công tác nghiệp vụ KSĐT nói riêng và từng đơn vị trong toàn ngành kiểm sát nói chung; nhằm giúp cho các đơn vị phát huy được những điểm mạnh, hạn chế được những sai sót mà đơn vị bạn đã mắc phải.
- Phải nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thỉnh thị; cần kiến nghị sửa đổi một số biểu mẫu, cột mục các nội dung trong các quyết định áp dụng pháp luật không còn phù hợp cho phù hợp với tình hình thực tế.