Nâng cao ý thức đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên và các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong kiểm sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh pot (Trang 86 - 89)

cán bộ, kiểm sát viên và các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

* Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, kiểm sát viên:

Nghị quyết số 08/NQ - TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đánh giá về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp:

Phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí đã tận tụy với công việc, có trường hợp đã hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm

Đối với ngành kiểm sát, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất quan tâm, chỉ đạo; Chủ tịch yêu cầu cán bộ kiểm sát phải: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng". Đó cũng chính là khẩu hiệu mà toàn ngành kiểm sát ra sức phấn đấu, thực hiện. Hầu hết cán bộ, kiểm sát viên ngành kiểm sát nhân dân đã quán triệt sâu sắc tinh thần trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh; luôn rèn luyện ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định.

Tuy nhiên vẫn còn một số ít cán bộ, kiểm sát viên VKS chưa thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sâu sắc. Còn có những cán bộ, kiểm sát viên không thấm nhuần lời dạy của Bác, bị sa ngã, thoái hóa biến chất, thiếu bản lĩnh trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, để bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.

Hiện nay, trong giai đoạn cải cách tư pháp; việc nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, kiểm sát viên ngành kiểm sát nói chung và trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói riêng được đặt ra cấp bách. Để làm được điều này, cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Quán triệt sâu sắc và sâu rộng đường lối chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa bằng nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của từng đơn vị mình.

- Tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, kiểm sát viên; phấn đấu 100% kiểm sát viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Hưởng ứng các cuộc vận động; các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ, về địa phương và về ngành Kiểm sát nhân dân để dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong từng cán bộ, kiểm sát viên ở các đơn vị trong toàn ngành kiểm sát tỉnh Bắc Ninh.

- Lấy kết quả học tập; nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cán bộ, kiểm sát viên hàng năm.

* Nâng cao nhận thức về năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm sát viên:

Mỗi cán bộ - Kiểm sát viên ngành kiểm sát phải nắm vững, nhận thức và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành. Việc nắm vững được chức năng, nhiệm vụ của ngành cũng giúp cho cán bộ - Kiểm sát viên xác định được mối liên hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; buộc cán bộ - Kiểm sát viên phải gắn trách nhiệm của ngành, của cá nhân mình với công việc đang thực hiện.

Việc nắm vững và nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành không chỉ đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện, xử lý kịp thời, góp phần đảm bảo pháp chế XHCN mà còn hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung trong KSĐT các vụ án hình sự nói riêng. Ngược lại, nếu không nắm vững chức năng nhiệm vụ của ngành thì sẽ không thực hiện đúng, thực hiện hết chức năng, không đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành kiểm sát nhân dân.

Công tác KSĐT các vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong cả các giai đoạn tố tụng. Đòi hỏi người cán bộ - Kiểm sát viên phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có được những yếu tố trên sẽ giúp cho người cán bộ - Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ sẽ có những đề xuất, quyết định, áp dụng pháp luật đúng đắn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Để nâng cao việc nhận thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm sát viên; một biện pháp cũng quan trọng đó là VKSND tỉnh Bắc Ninh cần phải thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo theo các chuyên đề; tổ chức những cuộc thi tìm hiểu

kiến thức pháp luật; những cuộc thi xử lý các tình huống trong hoạt động KSĐT; thi viết cáo trạng, luận tội … nhằm thúc đẩy phong trào hăng say nghiên cứu, học tập nhiệm vụ chuyên môn.

Đối với công tác tổ chức cán bộ, nên chấm dứt tình trạng những người không có bằng cử nhân luật được tiếp nhận vào làm công việc hành chính, sau đó cử đi học các hệ đào tạo không chính quy để rồi bố trí số người này vào làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, trong công tác cán bộ cũng nên chú ý, đào tạo cho những cán bộ có năng lực, có khả năng đi học sau đại học hoặc làm nghiên cứu sinh để họ có thể trở thành những chuyên gia hàng đầu trong những khâu công tác nghiệp vụ.

* Nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ pháp luật, phẩm chất đạo đức chính trị của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự

Trong hoạt động áp dụng pháp luật KSĐT các vụ án hình sự thì tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền như: Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND các cấp là nhân tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được đầy đủ, chính xác; tạo được uy tín của cả ngành kiểm sát. Muốn vậy, cần đòi hỏi:

- Rà soát lại trình độ, năng lực của đội ngũ Viện trưởng, Phó viện trưởng các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện - thành phố theo các yêu cầu sau:

+ Trình độ văn hóa và trình độ lý luận chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; số đã được đào tạo cơ bản và đào tạo không cơ bản; số có trình độ, năng lực còn có thể đào tạo và số không còn khả năng đào tạo.

+ Đánh giá, phân loại khả năng giải quyết công việc thực tế của họ; để từ đó có những đề xuất, biện pháp đào tạo lại, bố trí sắp xếp công việc hợp lý.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những đối tượng này để họ có thể nắm chắc, vận dụng thành thạo các thao tác nghiệp vụ trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự để giúp họ chỉ đạo tốt ở đơn vị mình.

- Tiêu chuẩn hóa việc bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng, Phó viện trưởng (ở cấp huyện - thành phố) phụ trách khâu kiểm sát hình sự:

Người được bổ nhiệm vào chức danh này phải tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy, tập trung và đã qua đào tạo lớp nghiệp vụ kiểm sát; trường hợp có bằng Cao đẳng kiểm sát hệ tập trung chính quy thì phải qua hệ chuyên tu tại cơ cơ đào tạo cử nhân Luật hoặc thông qua lớp đổi bằng cử nhân; người được bổ nhiệm phải là những kiểm sát viên có thời gian làm công tác KSĐT các vụ án hình sự ít nhất năm năm trở lên; người được bổ nhiệm phải có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có kinh nghiệm tổ chức hoạt động KSĐT, có khả năng chỉ đạo hoạt động KSĐT; có uy tín trong việc phối kết hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cơ quan điều tra. Quy định chế độ chịu trách nhiệm trực tiếp và liên đới chịu trách nhiệm khi chỉ đạo hoạt động điều tra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh pot (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)