dân tỉnh Bắc Ninh
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khi đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp đã nêu: "Hoạt động tư pháp là nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm" [7, tr. 56].
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã nhấn mạnh: VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ.
Nâng cao chất lượng công tác KSĐT các vụ án hình sự là trách nhiệm, là nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành Kiểm sát. Từ cơ sở lý luận, từ hoạt động thực tiễn của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh; xuất phát từ chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. Học viên thấy rằng để nâng cao chất lượng công tác KSĐT các vụ án hình sự đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, có tính hệ thống; những giải pháp có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS trong KSĐT các vụ án hình sự. - Nhóm giải pháp thực hiện pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật của VKSND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan hữu quan.
3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự điều tra các vụ án hình sự
Qua hơn hai mươi năm đổi mới, xây dựng đất nước; công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có nhiều tiến bộ rõ rệt; góp phần tích cực vào xây dựng Nhà nước pháp quyền và trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế và tình hình vi phạm và tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp, công tác hoàn thiện pháp luật cần phải được nâng lên ngang tầm.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KSĐT các vụ án hình sự thì việc áp dụng pháp luật theo các quy định của BLTTHS và BLHS hiện hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặc dù BLHS và BLTTHS mới có hiệu lực pháp luật chưa lâu nhưng qua hoạt động áp dụng pháp luật các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và qua hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKS nói riêng đã thấy rõ nhiều điểm bất cập, cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định cho phù hợp; nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hai bộ luật này được thống nhất và có hiệu quả.