Qui trình kỹ thuật canh tác IPM khuyến cáo trên xoài Thanh Ca

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 59 - 61)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.9.4 Qui trình kỹ thuật canh tác IPM khuyến cáo trên xoài Thanh Ca

Qua kết quả phân tích về trọng lượng trái, hiệu quả kinh tế và tác dụng giảm bớt sâu bệnh của biện pháp kỹ thuật canh tác IPM nêu trên, có thể đưa ra khuyến cáo qui trình áp dụng theo từng công đoạn như sau:

(1) Tỉa cành

Ngay sau đợt thu hoạch cần thiết phải tỉa cành: cành mang trái năm trước để tạo điều kiện cho việc đâm chồi mới, cành sâu bệnh, cành vượt trong thân, tán lá giúp tránh làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh về sau.

(2) Bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh giai đoạn ra lá non

Đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, làm cỏ vệ sinh vườn bón phân NPK cho cây xoài với liều lượng từ 1 (cây dưới 10 tuổi) đến 2 kg (cây lớn tuổi hơn) để giúp cây ra đọt và lá non. Khi cây ra đọt, nhất thiết phải phun thuốc ngừa bọ cắt lá bằng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Sherpa hay Visher 10 cc/ bình 8 lít) và phun ngừa bệnh thán thư bằng Mancozeb 80WP (15- 30 g/ 8 lít, 7-10 ngày/ lần). Chú ý tỉa các cành vượt, cành giao tán, cành trong thân, tán lá không hợp lý với mục đích là tạo sự phân bố đều các cành trong không gian để cây nhận đủ ánh sáng và thông thoáng.

(3) Xử lý ra hoa

- Đầu tháng 9 bắt đầu phun thuốc XLRH với 2 loại thuốc từ kết quả thí nghiệm.

Công thức: 300 g nitrat kali (100 g Fotfer+ 50 g Manzate + 16 cc Sumicidine (pha bình xịt 16 lít nước) phun thật đều trong và ngoài tán lá.

- Từ 7 – 10 ngày sau thì nhú mầm hoa (nông dân thường gọi là “lú cựa gà”). Giai đoạn nầy cần phun thuốc ngừa thán thư và sâu đục ngọn.

Công thức thuốc: 50 g Ridomil + 16 cc Cymbus (bình 16 lít)

- Khi phát hoa đã đạt kích thước tối đa và bắt đầu có vài hoa ở phía trong nở. Xịt thuốc ngừa thán thư và sâu ăn bông. Công thức: 50 g Ridomil + 16 cc Karate (bình 16 lít). Sau đó ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng thụ phấn.

- Khi trái non đạt cỡ 1-2 mm (đậu “trứng cá”) phun thuốc ngừa thán thư và sâu đục trái. Công thức: 16cc Bavistin + 16 cc Sumi Alpha (bình 16 lít)

- Sau đó, 10 ngày/ lần xịt thuốc trừ sâu bệnh luân phiên từ các công thức trên để ngừa

thán thư và sâu đục trái + thuốc dưỡng lá (16-16-8 Ba lá xanh) và dưỡng trái như Tilt Super để trái lớn tốt.

KT LUN VÀ ĐỀ NGH

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 59 - 61)