Phân tích xu hướng phát triển kinh tế vườn xoài

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 55)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.8 Phân tích xu hướng phát triển kinh tế vườn xoài

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm PRA và ý kiến của chính quyền địa phương, có thể đưa ra xu hướng phát triển mô hình kinh tế vườn xoài ở vùng đồi ở TT. Ba Chúc trong tương lai theo Bảng 2.8 như sau:

(1) Trong tương lai gần

- Nhiều hộ chưa chú ý đến phát triển cây xoài vì cây xoài chỉ là cây phụ cho thu nhập thấp, trong khi đó trồng lúa 2 vụ vẫn còn mang lại thu nhập ổn định cho nông hộ. Tuy nhiên, một số hộ khác (hộ giàu, hộ có kỹ thuật) đã bắt đầu trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan, sầu riêng, ca cao, mít Mã Lai, ổi ruột hồng, ổi không ruột,…

- Áp dụng phổ biến kỹ thuật XLRH xoài mùa thuận để tăng thu nhập và bắt đầu áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa xoài mùa nghịch.

- Bắt đầu cải tạo vườn xoài Thanh Ca tạp thành vườn xoài giá trị cao và mở rộng mô hình VAC.

(2) Trong tương lai xa

- Xu hướng hợp tác hoá ngành trồng xoài tại điểm nghiên cứu, cũng như các vùng trồng cây ăn trái khác ở ĐBSCL bằng các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã và trang trại.

- Sử dụng rộng rãi kỹ thuật XLRH mùa nghịch trên cây xoài và áp dụng IPM đồng bộ trên vườn xoài.

- Do yêu cầu khách quan của mô hình chuyên canh cây ăn trái, trong đó có cây xoài là thế mạnh của vùng, nên nhà nước sẽ xây dựng hồ chứa nước trên núi để tưới cho hệ thống cây ăn trái và hệ thống bơm tưới để lấy nước từ các kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho vùng ruộng trên.

- Dự kiến sẽ phát triển hệ thống SALT 4 (Kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ) trên núi Dài nhằm mục đích sản xuất bền vững và kết hợp du lịch sinh thái vườn.

Bảng 2.8: Dự báo các yếu tố liên quan đến tương lai phát triển kinh tế vườn xoài ở TT. Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang

Tương lai gần Tương lai xa

1. Trồng lúa vẫn còn là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ chưa chú ý đến phát triển cây xoài. 2. Bắt đầu trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng, ca cao, mít, ổi

3. Áp dụng phổ biến kỹ thuật XLRH xoài mùa thuận.

4. Bắt đầu áp dụng kỹ thuật ra hoa xoài mùa nghịch

5. Phát triển mô hình VAC

6. Cải tạo vườn tạp xoài Thanh Ca

1. Trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, xoài Thái, Xoài Đài Loan, xoài Tứ Quý, sầu riêng, ca cao.

2. Áp dụng IPM đồng bộ trên vườn xoài.

3. Sử dụng rộng rãi kỹ thuật XLRH mùa nghịch trên cây xoài.

4. Tổ chức hợp tác hoá ngành trồng xoài và cây ăn trái giá trị cao như tổ hợp tác, HTX và trang trại. 5. Xây dựng hồ chứa nước trên núi, hệ thống bơm nước tưới cho cây xoài và cây ăn trái ruộng trên. 6. Phát triển SALT 4: Kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ trên núi Dài.

2.9 ẲNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT CANH TÁC IPM TRÊN XOÀI THANH CA

Từ các phần trên chúng ta thấy rằng: trong vườn xoài của mình thì đa số bà con nông dân rất ít chăm sóc như: làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu và cắt tỉa cành, nhánh để tạo thông thoáng cho vườn, giảm thiểu được sâu bệnh, đồng thời giúp cho cây cho nhiều trái. Lý do bà con nông dân không làm trước hết do sản lượng xoài đóng góp vào thu nhập nông hộ không đáng kể, kế đến là do không hiểu tường tận lợi ích của các kỹ thuật canh tác đối với việc gia tăng năng suất trái xoài.

Do vậy, thí nghiệm “So sánh hiệu quả của kỹ thuật canh tác trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và 2 loại thuốc xử lý ra hoa (Nitrate Kali và Fotfer-X) lên trọng lượng trái xoài Thanh Ca ở TT. Ba Chúc” được thực hiện để giải quyết vấn đề trên.

2.9.1 Tình hình sâu bệnh ởđiểm thí nghiệm

Quan sát tình hình sâu và bệnh theo các lô có và không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM (KTCT IPM) ở Bảng 2.9 cho thấy:

Có đến 10 loài sâu gây hại nhưng quan trọng nhất là rầy bông xoài xuất hiện rất nhiều ở lô không xử lý KTCT IPM đến 95,5 % so với lô có xử lý chỉ 30,2 %. Lý do lô có xử lý ít rầy bông xoài vì cành đã được tỉa thông thoáng nên ra lộc non đồng loạt và đã có phun thuốc ngừa rầy bằng Confidor, trong khi đó lô không xử lý không có phun thuốc ngừa rầy và cành lá không được tỉa. Ngoài ra, lô không xử lý thuốc trừ rầy lại nhiễm thêm bệnh đốm bồ hóng trên là (15% diện tích lá quan sát), nên đã ảnh hưởng nhất định đến năng suất trái.

Sâu đục trái xuất hiện ở các nghiệm thức không xử lý KTCT IPM với tỉ lệ 55,5% so với 20,5% ở lô có KTCT IPM vào giai đoạn trái non ở cả 2 loại của thí nghiệm.

Bọ cắt lá là đối tượng gây hại nhiều trên lá non ở lô không xử lý KTCT IPM chiếm 22,1% vì không có phun thuốc ngừa, ngược lại ở lô có xử lý KTCT IPM rất ít chỉ có 4,3% vì có phun thuốc ngừa vào giai đoạn cây ra lộc non. Rệp sáp chiếm tỉ lệ 23,2% ở lo không xử lý vì cành lá rậm rạp hơn lô có xử lý.

Các loại sâu hại khác xuất hiện với tỉ lệ ít từ 8 đến 12,5%. Tuy nhiên, ruồi đục trái xuất hiện gần tương đương nhau ở cả 2 lô có và không xử lý.

Ngoài ra, thí nghiệm cũng đã ghi nhận có sự xuất hiện của bù lạch vào giai đoạn ra lá non nhưng thiệt hại cho lá không lớn.

Bảng 2.9: Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên các lô thí nghiệm xoài Thanh Ca ở Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang Đvt: %

TT Loài dịch hại Không IPM Có IPM

A. Sâu

1 Rầy bông xoài (Idiocerus sp) 95,5 30,2

2 Sâu đục trái (Deanolis albizonalis) 55,5 20,5

3 Rệp sáp (Rastrococcus spp) 23,2 10,1

4 Bọ Cắt lá (Deporaus marginatus) 22,1 4,3

5 Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) 14,5 12,0 6 Sâu ăn lá (Penicillaria jocosatrix) 12,5 5,0 7 Bù lạch (Scirtothrips dorsalis) 8,3 8,1

8 Sâu ăn bông (Thalassodes falsaria) 8,2 4,0

9 Nhện (Oligonichus sp) 6,2 0,0

10 Sâu đục cành (Cerambycidae & Curculionidae) 2,0 0,0

B. Bệnh

1 Thán thư lá (Colletotrichum gleosporioides.) 50 10

2 Thán thư trái 20 0

3 Đốm đen vi khuẩn (Xanthomonas sp.) 10 5 4 Đốm bồ hống (Meliola sp, Capnodium sp) 15 0

Bệnh thán thư trên lá non ở các nghiệm thức không xử lý KTCT IPM chiếm cao đến 50% số lá non của đợt lộc đầu sau mùa mưa trong khi đó ở các nghiệm thức có xử lý KTCT IPM tỉ lệ nầy chỉ có 10% do có phun thuốc ngừa bằng Antracol. Đáng chú ý là không ghi nhận có thán thư trái ở lô có xử lý KTCT IPM vì vào giai đoạn nầy có phun thuốc ngừa trong khi đó lô không xử lý có đến 20% số trái bị thán thư ở mức vừa.

Bệnh đốm đen vi khuẩn (5%) và bệnh bồ hống (0%) xuất hiện ở lô có xử lý KTCT IPM rất ít so với lô không xử lý tuần tự là 10% và 15%

Qua kết quả trên cho thấy việc vệ sinh vườn, tỉa cành, tỉa bỏ cành sâu bệnh và tỉa thưa xoài Thanh Ca là cần thiết để giảm bớt mầm bệnh và nơi trú ẩn gây hại của chúng. Việc nầy giúp cho việc thụ phấn thụ tinh được dễ dàng và làm tăng trọng lượng trái xoài.

2.9.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.10

Theo các tác giả Trần Văn Hâu (2004, 2009); Ngô Hồng Bình (1999), Phạm Thị Hương và Trần Thế Tục (2001) xoài là cây ra hoa tận ngọn, trên chồi ngọn xác định (determinate) để chỉ cây có đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn là hoa mà sự sinh trưởng tiếp theo không thể phát từ điểm nầy nữa. Khi chu kỳ ra hoa và mang trái hoàn thành, quá trình sinh

trưởng sẽ bắt đầu từ mầm sinh trưởng ở nách chồi ngọn. Cũng theo Trần Văn Hâu (2002) cây xoài thường cho hoa, trái ở những cành mới, có tuổi ít nhất là 6 tháng trở lên và những cành già nhiều năm tuổi khả năng cho hoa, trái thấp có khi cách niên. Ngoài ra, việc làm cỏ vệ sinh vườn, tỉa cành thông thoáng làm cho vườn ít sâu bệnh gia tăng khả năng đậu trái xoài (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1997).

Kết quả thí nghiệm ở Bảng 2.10 phù hợp với kết luận của các tác giả trên đối với nghiệm thức lô lớn (lô phụ: ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và cơ giới trong phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây xoài gọi tắt là Có và không có IPM) cho thấy: Trung bình của nghiệm thức có áp dụng IPM là 84,67 kg/ cây khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử LSD so với không áp dụng IPM là 46,67 kg/ cây.

Trong khi đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 loại thuốc XLRH là Nitrat Kali (67,17 kg/ cây) và Fotfer-X (64,17 kg/ cây). Cũng nên biết rằng Fotfer-X (nhà sản xuất là Hội làm vườn VAC Tiền Giang) là loại thuốc XLRH rất được bà con nông dân sử dụng phổ biến tại vùng nghiên cứu (hầu như chỉ là chất dinh dưỡng dùng bón lá) so với Nitrat Kali là loại thuốc kích thích (đã được sử dụng nhiều trên thế giới) đáp ứng dễ dàng với sự ra hoa của xoài Thanh Ca (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1997) nhưng thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 hoá chất nầy. Sự không khác biệt nầy phù hợp với kết luận của tác giả trên là xoài Thanh Ca là giống dễ đáp ứng với hoá chất XLRH (thuộc nhóm dễ đáp ứng gồm xoài Bưởi, xoài Hòn, xoài Thanh Ca…) nên sự đáp ứng là như nhau.

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa lên trọng lượng trái xoài Thanh Ca ở TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang Đvt: kg/cây

Áp dụng IPM (A) Loại thuốc xử lý ra hoa (B)

Có Không

Trung bình thuốc (B)

KNO3 (nitrat kali) 86,67 47,67 67,17

Fotfer-X 82,67 45,67 64,17

Trung bình IPM (A) 84,67 a 46,67 b

CV = 6,28% ; F(A): *; LSD (5%) = 27,45 (trung bình nhân tố A) F(B): ns ; F(AB): ns

Ghi chú: - Hai (2) số trung bình của nhân tố A có khác biệt nhau ở mức nghĩa 5% qua phép thử LSD.

Từ kết quả thí nghiệm trên cho thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật canh tác (làm cỏ, vệ sinh vườn, cắt tỉa cành nhánh để thúc ra hoa, cành sâu bệnh, cành vượt) trong biện pháp IPM đã làm tăng trọng lượng trái thuộc điểm nghiên cứu ở TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang.

2.9.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa có và không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM

Từ số liệu có được ở Bảng 2.10 về trọng lượng trái ở các nghiệm thức, số liệu cơ sở để tính toán chi phí chăm sóc, tỉa cành ở Phụ chương 4 và Bảng 2.11 cho thấy:

- Có sự khác biệt về chi phí vật tư của lô có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM và không áp dụng. Chi phí vật tư của các nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM là 48.038 đ cao gấp đôi so với không áp dụng là 22.900 đ. Sự chênh lệch nầy do lượng phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc XLRH của nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM đều cao hơn gấp đôi hay gấp ba lần. Chi phí lao động của các nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM là 70.000 đ cũng cao hơn gần gấp đôi so với không áp dụng là 39.500 đ do phát sinh thêm nhiều công làm cỏ và phun thuốc BVTV. Tổng chi phí gồm vật tư và lao động của nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM là 118.038 đ cao hơn gấp đôi so với không áp dụng 22.900 đ.

- Với giá xoài bán gộp cho thương lái hiện nay là 7.000 đ/kg thì doanh thu trung bình của

nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM là 592.690 đ/ cây so với không áp dụng là 326.690 đ/ cây.

- Lợi nhuận của nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM (474.652 đ) cao hơn rõ rệt và gần gấp đôi (tỉ số lãi là 1,8) so với nghiệm thức không áp dụng (264.290 đ) đã chứng tỏ hiệu quả của kỹ thuật canh tác IPM trên cây xoài Thanh Ca.

Bảng 2.11: Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật canh tác IPM so với không áp dụng Đvt:đ/cây

CÓ IPM KHÔNG IPM

Danh mục Nitrat kali Fotfer -X Trung bình Nitrat kali Fotfer -X Trung bình 1. Doanh thu (đ) 606.690 578.690 592.690 333.690 319.690 326.690 Sản lượng (kg) 86,67 82,67 84,67 47,67 45,67 46,67 Đơn giá (đ/kg) 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 2. Chi phí 120.938 115.138 118.038 65.300 59.500 62.400 + Vật tư 50.938 45.138 48.038 25.800 20.000 22.900 - Thuốc XLRH 10.800 5.000 7.900 10.800 5.000 7.900 - Thuốc BVTV 24.138 24.138 24.138 7.000 7.000 7.000 - Phân bón NPKS 16.000 16.000 16.000 8.000 8.000 8.000 + Công lao động 70.000 70.000 70.000 39.500 39.500 39.500 - Phun thuốc XLRH 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 - Làm cỏ 15.000 15.000 15.000 7.500 7.500 7.500 - Cắt tỉa 15.000 15.000 15.000 0 0 0 - Phun thuốc BVTV 12.000 12.000 12.000 4.000 4.000 4.000 - Hái trái 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 3. Lợi nhuận 485.752 463.552 474.652 268.390 260.190 264.290 4. Hiệu quả kinh tế Lãi/ vật tư 9,54 10,27 9,90 10,40 13,01 11,71 Lãi/ lao động 6,94 6,62 6,78 6,79 6,59 6,69 Lãi/ vốn 4,02 4,03 4,02 4,11 4,37 4,24 Tỉ số lãi 1,80 MRR 3,78

- Xét đến các chỉ số về hiệu quả kinh tế cho thấy lãi/ vốn của nghiệm thức không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM là 4,24 cao hơn nghiệm thức có áp dụng là 4,02 vì đầu tư ít vốn hơn. Tương tự, chỉ số lãi/ vật tư tuần tự là 11,71 (không áp dụng) cao hơn 9,9 (có áp dụng) là vì ít đầu tư phân bón và thuốc BVTV. Ngược lại, chỉ số lãi/ lao động thấp hơn là 6,69 (không áp dụng) so với 6,78 (có áp dụng) không phải do các nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM sử dụng ít lao động mà do lãi cao hơn chi phối.

- Chỉ số thu nhập biên (MRR) là 3,78 phản ánh việc chi phí tăng thêm 1 đồng vốn thu được 3,78 đồng lời khi áp dụng kỹ thuật canh tác IPM so với không áp dụng (Lãi/ vốn 4,24) có thấp hơn nhưng bù lại thu thêm được một khoản lãi nữa. Chỉ số MRR 2 theo Nguyễn Văn Sánh (1998) và Nguyễn Thị Song An (2001) là có thể thuyết phục nông dân được vì lý do đơn giản là 1 đồng vốn tăng thêm thu được trên 2 đồng lời là cao so với các dịch vụ khác.

2.9.4 Qui trình kỹ thuật canh tác IPM khuyến cáo trên xoài Thanh Ca

Qua kết quả phân tích về trọng lượng trái, hiệu quả kinh tế và tác dụng giảm bớt sâu bệnh của biện pháp kỹ thuật canh tác IPM nêu trên, có thể đưa ra khuyến cáo qui trình áp dụng theo từng công đoạn như sau:

(1) Tỉa cành

Ngay sau đợt thu hoạch cần thiết phải tỉa cành: cành mang trái năm trước để tạo điều kiện cho việc đâm chồi mới, cành sâu bệnh, cành vượt trong thân, tán lá giúp tránh làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh về sau.

(2) Bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh giai đoạn ra lá non

Đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, làm cỏ vệ sinh vườn bón phân NPK cho cây xoài với liều lượng từ 1 (cây dưới 10 tuổi) đến 2 kg (cây lớn tuổi hơn) để giúp cây ra đọt và lá non. Khi cây ra đọt, nhất thiết phải phun thuốc ngừa bọ cắt lá bằng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Sherpa hay Visher 10 cc/ bình 8 lít) và phun ngừa bệnh thán thư bằng Mancozeb 80WP (15- 30 g/ 8 lít, 7-10 ngày/ lần). Chú ý tỉa các cành vượt, cành giao tán, cành trong thân, tán lá không hợp lý với mục đích là tạo sự phân bố đều các cành trong không gian để cây nhận đủ ánh sáng và thông thoáng.

(3) Xử lý ra hoa

- Đầu tháng 9 bắt đầu phun thuốc XLRH với 2 loại thuốc từ kết quả thí nghiệm.

Công thức: 300 g nitrat kali (100 g Fotfer+ 50 g Manzate + 16 cc Sumicidine (pha bình xịt 16 lít nước) phun thật đều trong và ngoài tán lá.

- Từ 7 – 10 ngày sau thì nhú mầm hoa (nông dân thường gọi là “lú cựa gà”). Giai đoạn nầy cần phun thuốc ngừa thán thư và sâu đục ngọn.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)