Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 57 - 58)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.9.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.10

Theo các tác giả Trần Văn Hâu (2004, 2009); Ngô Hồng Bình (1999), Phạm Thị Hương và Trần Thế Tục (2001) xoài là cây ra hoa tận ngọn, trên chồi ngọn xác định (determinate) để chỉ cây có đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn là hoa mà sự sinh trưởng tiếp theo không thể phát từ điểm nầy nữa. Khi chu kỳ ra hoa và mang trái hoàn thành, quá trình sinh

trưởng sẽ bắt đầu từ mầm sinh trưởng ở nách chồi ngọn. Cũng theo Trần Văn Hâu (2002) cây xoài thường cho hoa, trái ở những cành mới, có tuổi ít nhất là 6 tháng trở lên và những cành già nhiều năm tuổi khả năng cho hoa, trái thấp có khi cách niên. Ngoài ra, việc làm cỏ vệ sinh vườn, tỉa cành thông thoáng làm cho vườn ít sâu bệnh gia tăng khả năng đậu trái xoài (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1997).

Kết quả thí nghiệm ở Bảng 2.10 phù hợp với kết luận của các tác giả trên đối với nghiệm thức lô lớn (lô phụ: ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác và cơ giới trong phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây xoài gọi tắt là Có và không có IPM) cho thấy: Trung bình của nghiệm thức có áp dụng IPM là 84,67 kg/ cây khác biệt ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử LSD so với không áp dụng IPM là 46,67 kg/ cây.

Trong khi đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 loại thuốc XLRH là Nitrat Kali (67,17 kg/ cây) và Fotfer-X (64,17 kg/ cây). Cũng nên biết rằng Fotfer-X (nhà sản xuất là Hội làm vườn VAC Tiền Giang) là loại thuốc XLRH rất được bà con nông dân sử dụng phổ biến tại vùng nghiên cứu (hầu như chỉ là chất dinh dưỡng dùng bón lá) so với Nitrat Kali là loại thuốc kích thích (đã được sử dụng nhiều trên thế giới) đáp ứng dễ dàng với sự ra hoa của xoài Thanh Ca (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1997) nhưng thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 hoá chất nầy. Sự không khác biệt nầy phù hợp với kết luận của tác giả trên là xoài Thanh Ca là giống dễ đáp ứng với hoá chất XLRH (thuộc nhóm dễ đáp ứng gồm xoài Bưởi, xoài Hòn, xoài Thanh Ca…) nên sự đáp ứng là như nhau.

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa lên trọng lượng trái xoài Thanh Ca ở TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang Đvt: kg/cây

Áp dụng IPM (A) Loại thuốc xử lý ra hoa (B)

Có Không

Trung bình thuốc (B)

KNO3 (nitrat kali) 86,67 47,67 67,17

Fotfer-X 82,67 45,67 64,17

Trung bình IPM (A) 84,67 a 46,67 b

CV = 6,28% ; F(A): *; LSD (5%) = 27,45 (trung bình nhân tố A) F(B): ns ; F(AB): ns

Ghi chú: - Hai (2) số trung bình của nhân tố A có khác biệt nhau ở mức nghĩa 5% qua phép thử LSD.

Từ kết quả thí nghiệm trên cho thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật canh tác (làm cỏ, vệ sinh vườn, cắt tỉa cành nhánh để thúc ra hoa, cành sâu bệnh, cành vượt) trong biện pháp IPM đã làm tăng trọng lượng trái thuộc điểm nghiên cứu ở TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 57 - 58)