Hiện trạng canh tác

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 45)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.4 Hiện trạng canh tác

Theo kết quả phỏng vấn nhà vườn ở Bảng 2.2 cho thấy: với đặc điểm là vườn tạp không chuyên canh, vườn kết hợp chiếm 85% so với vườn độc canh chỉ 15%. Phần lớn các vườn này được thiết kế trồng không theo quy hoạch mà chỉ xung quanh nhà, ở những nơi trống trước sân. Chính vì lẽ đó mà diện tích tương đối nhỏ, từ 5 – 15 gốc chiếm 34%, từ 16 – 20 gốc chiếm 32% và trên 30 gốc xoài chiếm 24%, thấp nhất là 21 – 30 gốc chiếm 10%.

Bảng 2.2: Đặc điểm vườn điều tra nông dân Đơn vị tính: %

Đặc điểm vườn % hộ nông dân

1. Vườn - Độc canh - Độc canh - Kết hợp 2. Diện tích (số gốc) 5 – 15 16 – 20 21 – 30 > 30

3. Trình độ học vấn của nông dân Cấp 1

Cấp 2 Cấp 3 4. Tuổi nông dân

20 – 40 41 – 50 51 – 60 > 60 5. Tuổi cây 5– 10 10 – 15 > 15 15 85 34 32 10 24 44 48 8 22 20 28 30 8 78 14 Số hộđiều tra n = 50

Về trình độ văn hoá của chủ vườn, theo kết quả ghi nhận cho thấy có 44% đã học xong cấp 1, 48% học cấp 2 và chỉ có 8% đã học cấp 3. Với trình độ cấp 3 quá thấp như thế

Vùng địa hình Trên núi (Núi Dài, 571m) Chân núi Đường nhựa Ruộng trên Ruộng bưng Loại đất Đấ(Acrisols) t xám trên granit và đá cát Đất xám trên granit (Acrisols) cĐấơ git xám trên granit hay ới nhẹ (Arenic Acrisols) đất xám (Haplic Acrisols) Đất xám trên phù sa cổ Độ dốc > 300 > 130 8 - 130 < 80 Đất bằng

Độ sâu tầng đất 0,5-5m 5m - <8m < 3m < 2m < 1m

Nguồn nước Nước trời Bơm nứơc suối bằng ống Kênh mương Kênh mương

Cây ngắn ngày Bsu, ắp, dđu đủưa, bí . đao, đậu xanh, su Bgừắng, mì rp, lúa rẫy, dẫy, đưa , bu đủầu bí, đậu xanh, lúa 1 vBắp, đậụu xanh, khoai mì, củ sắn, Lúa 2-3 vđậu, dưa hụấ, bu ắp, rau cải,

Cây dài ngày Xoàimãng c, mít, ầu, điều, chuối, ổi, đủXoài,, mãng c mít, đầu, thiều, chuốt nốối, t, dổi, từa ầm vông, đu Xoài, mít, chuối, điều, tầm vông

Rừng phòng hộ Sao, dtrầm hầươu, tràm bông vàng, ng, bạch đàn Sao, dvàng, trầu, keo tai tầm hương, bượạng, tràm bông ch đàn Bạch đàn, tầm vông

Vật nuôi Bò, heo, gà, vịt, dê Bò, heo, gà, vịt, dê

Khó khăn Độ cao. Nước trời Nước trời Đường nhựa hẹp Nước trời Ngập lụt hàng năm

Triển vọng

Có hệ thống hồ chứa nước, phát triển nông lâm bền vững, du lịch sinh thái

Tưới chủđộng

Đa dạng cây trồng

Đường nhựa mở rộng Tưới chủđộng Hệ thống đê bao tăng vụ, luân canh

cộng thêm tuổi chủ vườn trên 60 chiếm 30% đã gây trở ngại đến khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

Trong khi những người trong độ tuổi từ 20 – 40, chưa có kinh nghiệm trong việc canh tác xoài chiếm 22% cao hơn so với những người tuổi từ 41 – 50, đã có kinh nghiệm chiếm 20%. Các vườn khảo sát có tuổi cây 10 – 15 năm chiếm 78%, đang trong tình trạng sung sức cho trái tốt, tuổi từ 5 – 10 chiếm 8%, trên 15 năm chiếm 14%. Điều đó cho thấy người nông dân nhận ra rằng cây xoài có hiệu quả kinh tế nhưng vì thiếu trình độ chuyên môn và tuổi tác đã ảnh hưởng đến năng suất.

2.4.2 Kỹ thuật canh tác và chăm sóc vườn trồng

Theo kết quả điều tra ở Bảng 2.3 cho thấy, cách trồng bằng hột ở đây khá phổ biến chiếm 54%, vì nông dân có thói quen giữ hột tốt lại làm giống, không tốn tiền mua giống mà dễ trồng. Còn một số ít hộ trồng các giống xoài ghép (36%) và tháp (10%) thì hầu hết thường được mua từ giống trôi nổi không rõ nguồn gốc. Do đó không đạt năng suất, chất lượng ổn định. Vì vậy làm xoài mất phẩm chất, không có khả năng cạnh tranh với các vùng khác.

Bảng 2.3: Kỹ thuật canh tác và chăm sóc vườn trồng của nông dân Đvt: %

Kỹ thuật canh tác % hộ sử dụng 1. Cách trồng Hột Ghép Tháp 2. Sử dụng phân bón

- Có sử dụng phân hữu cơ - Không sử dụng phân hữu cơ - Có sử dụng phân vô cơ - Không sử dụng

3. Có xử lý ra hoa Không xử lý ra hoa

4. Có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 5. Số lần sử dụng thuốc 1 - 2 2 - 3 > 3 54 36 10 40 60 20 80 14 86 68 32 52,4 23,8 23,8 Số hộđiều tra n = 50

Thêm vào đó, trình độ hiểu biết về sử dụng phân bón của bà con nông dân ở đây là quá thấp, có sử dụng phân hữu cơ chiếm 40%, không sử dụng thì khá cao chiếm 60%. Phân vô cơ cũng vậy, hộ sử dụng chiếm 20%, 80% là không sử dụng. Điều đó cho thấy nông dân thông thường bón phân một cách tự phát hay theo cảm tính.

Vấn đề xử lý ra hoa hiện nay đã được sự quan tâm của nông dân, đặc biệt là những nông dân có kiến thức và có diện tích vườn khá lớn. Họ muốn tăng thu nhập từ việc làm vườn cây ăn trái. Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phổ biến rộng rãi đến nông dân nên có những nông dân nắm được quy trình xử lý. Nhưng việc thực hiện thì không dễ chút nào, cũng có người thực hiện thành công cũng không ít người thất bại, dẫn đến kết quả việc xử lý ra hoa ở đây ít phổ biến kể cả việc xử lý ra hoa mùa thuận và mùa nghịch chỉ chiếm 14% (7 vườn có xử lý). Đồng thời việc xử lý ra hoa rất tốn công chăm sóc và đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong quản lý dịch hại nhất là vào mùa mưa.

Đối với các hộ xử lý ra hoa, thường xử lý trong mùa thuận, vì để ra hoa tự nhiên thì cho rất ít hoa và năng suất thấp, nên phun thêm chất kích thích để làm tăng số lượng hoa trên cây và cho năng suất cao hơn, điều này được thực hiện dễ dàng hơn do mùa thuận ít mưa, sâu bệnh hạn chế.

Theo điều tra thì nông dân dùng các hoá chất kích thích ra hoa chủ yếu là: Phospher, Dola 0.2 X, KNO3,… có hiệu quả. Việc xử lý ra hoa có hiệu quả khi thời tiết thuận lợi kết hợp với các yếu tố về bón phân, tỉa cành, phun thuốc kích thích đúng thời điểm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố đã tác động tiêu cực đến việc xử lý ra hoa nên chủ vườn ở đây đã thực hiện không mấy thành công, chính vì lẽ đó mà số vườn không xử lý cao chiếm 86% (chiếm 43/50 vườn), thêm vào đó diện tích vườn rất hạn chế nên nông dân không quan tâm đến việc xử lý.

Số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khá phổ biến chiếm 68%, dịch hại chủ yếu mà nhà vườn quan tâm là: rầy bông xoài, bệnh thán thư,…Vì đây là hai loại dịch hại xuất hiện nhiều nhất và thiệt hại nặng nề nhất, dễ phát hiện. Các nông hộ thường sử dụng các loại thuốc hoá học như: Antracol, Tilt Super, Actara, Regent,…để phòng trị. Họ thường phun thuốc lên toàn cây và số lần phun thuốc từ 1 – 2 lần (52,4%), phun 3 lần (23,8%) và phun trên 3 lần (23,8%). Nhiều nông dân cho biết xoài có rất nhiều sâu bệnh nếu không phun thuốc trị thì không có ăn, nhưng việc phun thuốc của họ thường không đạt kết quả cao do hầu hết họ phun thuốc không theo định kỳ nào cả hoặc tận dụng các loại thuốc xịt lúa còn dư để phun.

2.4.3 Tình hình dịch hại

Theo Bảng 2.4 có 10 loại dịch hại xuất hiện nhưng chỉ có 3 loài hiện diện phổ biến và gây hại trầm trọng nhất là: sâu đục trái, rầy bông xoài và bệnh thán thư.

Bảng 2.4: Tỉ lệ vườn có sâu bệnh và mức độ thiệt hại Đvt: %

TT Tên sâu bệnh % vườn bị nhiễm Mức độ thiệt hại

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thán thư Rầy bông xoài Sâu đục trái Ruồi đục trái Sâu ăn bông Bệnh bồ hóng Sâu đục ngọn Sâu ăn lá Bệnh đốm đen vi khuẩn Sâu ổ 72 76 30 14 24 10 12 18 12 10 + + + + + + + + + + + + + + + + + + ++ + Số hộđiều tra n = 50

Ghi chú: + rất ít + + ít + + + nhiều + + + + rất nhiều

Rầy bông xoài chiếm 76% số vườn. Theo nông dân thì đây là loài gây hại nặng, có thể thiệt hại lên đến 100%, nhất là vào giai đoạn xoài ra bông, chúng hút nhựa bông làm cho bông héo và rụng, lá đóng lớp muội đen làm giảm khả năng quang hợp. Bệnh thán thư xuất hiện cũng rất phổ biến (72% số vườn), về mức độ thiệt hại thì cũng khá cao do chúng thường xuyên xuất hiện trên bông, lá là chủ yếu, nhất là lúc ẩm độ cao (vào mùa mưa), nhưng đáng ngại nhất là sâu đục trái. về thành phần loài thì xuất hiện cũng khá phổ biến (30% số vườn) và khả năng gây thiệt hại của chúng rất nghiêm trọng. Chúng gây hại trên trái từ lúc trái non cho đến gần thu hoạch, ăn hết hột xoài làm cho trái xoài rụng hoặc làm mất phẩm chất trái. Còn các loại sâu bệnh khác thì xuất hiện ở mức trung bình như: sâu ăn bông (24% số vườn), ruồi đục trái (14% số vườn), sâu ăn lá (18% số vườn),… gây thiệt hại không đáng kể (Bảng 2.4).

2.4.4 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Qua kết quả điều tra theo Bảng 2.5 cho thấy vào thời điểm điều tra thì tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trên vườn xoài tuy không nhiều nhưng khá phức tạp, có khoảng 68% vườn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, còn 32% vườn là không sử dụng. Để phòng trị các loại dịch hại trên xoài nông dân đã phải sử dụng trên 14 loại thuốc hoá học, trong đó các loại phổ biến nhất là: Actara, Antracol, Regent, Motox,…

Các loại thuốc được bà con sử dụng để phòng trị rầy bông xoài nhiều nhất là Actara gần 60%, tiếp đó là Regent (23,5%). Antracol sử dụng phổ biến nhất cho bệnh thán thư là 35%, còn các loại thuốc khác cũng có sử dụng nhưng ít phổ biến hơn như: Supracide (11,5%), Motox (8,5%), Bassan (6%),...

Qua điều tra nông dân thường phun thuốc rất ít, thường 1 – 2 lần và phun không theo chỉ định nào cả và khi dịch hại xuất hiện nhiều mới phát hiện được. Vì vậy phun thuốc thường không đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân xã Ba Chúc Đvt: %

STT Loại thuốc % hộ sử dụng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Actara Bassan Regent Supracide Cyperin Admire Antracol Decis Confidor Carban Basudin Motox Padan Kinalux 58,5 6,0 23,5 11,5 3,0 3,0 35 3,0 3,0 3,0 6,0 8,5 3,0 3,0 Số hộđiều tra n = 50

2.5 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG IPM VÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRÊN XOÀI

Một cách tổng quát tình hình áp dụng IPM và các tiến bộ kỹ thuật khác trên cây xoài chưa nhiều vì đa số chỉ trồng xoài Thanh Ca giá đầu ra thấp nên nông hộ chưa quan tâm đến.

Từ kết quả của PRA với 20 hộ trồng xoài ở Bảng 2.6 ta thấy:

- Phần lớn nông dân tham dự cho rằng thu nhập từ xoài không phải là chính. Ở một số hộ giàu, có đất vườn xoài nhiều nói rằng thu nhập từ xoài là đáng kể. Do vậy, họ mua thêm đất để phát triển cây xoài.

- Chấp nhận trồng giống xoài Thanh Ca là giống thích hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của vùng, do đó nó trở thành tập quán và hy vọng giá cả sẽ được cải thiện. Vấn đề còn lại là làm sao cho năng suất, sản lượng trái cao để bù vào thu nhập.

- Nhận thức về thiên địch và sâu bệnh hại trên cây xoài còn thấp nên việc áp dụng thuốc phòng trị chưa hợp lý. Tuy nhiên, đa số đã biết lợi ích của kiến vàng giúp cho vườn sung túc, ít sâu bệnh, cho trái đẹp và trái ngọt song gây khó khăn cho việc leo trèo để phun thuốc, thu hoạch trái.

Bảng 2.6: Các yếu tố có liên quan đến áp dụng IPM và kỹ thuật mới của hộ trồng xoài

Vấn Đề Ý Kiến Nông Hộ

1. Xoài có phải thu nhập chính không?

Không sống chủ yếu dựa vào xoài vì thu nhập rất bấp bênh. Một số hộ làm giàu vì biết kỹ thuật, trúng giá, mua thêm vườn.

2. Hiện trạng canh

tác xoài Chấp nhận không muốn thay đổi vì: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, thích hợp với Thanh ca, năng suất cao, hy vọng giá cao, có tập quán. 3. Giống xoài Thanh ca phổ biến. Xoài Bưởi: dễ cho trái, nhưng phẩm chất kém. Cát Hoà Lộc: khó cho trái, phẩm chất ngon, số lượng ít nên khó bán (bị ép giá), khó khăn về xử lý ra hoa. Xoài Tứ quý (đã trồng thử): trái to, cơm dày, phẩm chất không bằng Hoà Lộc nên chưa đầu tư nhiều.

4.Quản lý dịch hại (IPM), cắt tỉa và vệ sinh vườn

IPM chưa thực hiện vì vườn tạp nhiều, nông dân chưa biết nhiều về IPM trên cây xoài. Chưa chú ý vì cây quá cao, khó cắt tỉa và vì chưa hiểu lợi ích của việc cắt tỉa sẽ cho tỉ lệ bông, đậu trái nhiều, góp phần vệ sinh vườn và tạo thông thoáng ít sâu bệnh.

5. Nhận thức về thiên địch và kiến vàng

Không biết gì về thiên địch nhưng có biết khá về kiến vàng. Kiến vàng gây khó khăn cho việc leo trèo để phun thuốc, thu hoạch trái nhưng giúp cho vườn sung túc, ít sâu bệnh, cho trái đẹp và trái ngọt.

6. Loại sâu bệnh,

thuốc phòng trị Rầy bông xoài, Bọ trĩ (bông), Nhện Đỏ, Rệp Sáp (trái), Sâu đục trái, Ruồi đục trái, Sâu cắt lá. Bệnh: Thán thư, khô đọt. Hai loại quan trọng nhất là Thán thư trị bằng Appencarb, Antracol. Bọ trĩ bằng Confidor. Không sử dụng thuốc diệt cỏ

7. Nguồn thông tin thuốc BVTV

Nghe đài, báo, qua lớp tập huấn, theo kinh nghiệm của bà con khác, thương lái mua xoài từ Đồng Tháp.

8. Phân hoá học và phân hữu cơ

Có ít hộ quan tâm. Cách bón: Bón quanh tán (cách gốc 2 – 3 m) đào rãnh sâu 1 – 2 tấc. Hoặc đào lỗ: 4 lỗ ở 4 gốc, sâu 2 tấc. Liều lượng: Cây 10 tuổi: 2 kg/cây, chia làm 2 lần. Lần 1: tháng 4, 5 đầu mùa mưa. Lần 2: tháng 7, 8. Loại phân: Urea, NPK. Phân bò ủ hoai.

9. Thời tiết ảnh hưởng đến ra hoa xoài

Ra hoa gặp mưa thì không đậu trái. Trời không mưa, không gió, cây có nhựa, sương muối ít ảnh hưởng. Thời tiết lạnh ra hoa sớm, nhiều, bông dài nhưng không đậu trái nhiều. Năm trúng năm thất vì không cung cấp đủ phân bón sau khi xoài trúng mùa.

10. Địa chỉ buôn bán

Do thương lái chuyên nghiệp mua xoài lá (khi trái còn non); nông dân đã có vườn mua thêm.

11. Lợi và hại của

việc bán xoài lá. Mua vườn 3 – 5 năm, mua 1 năm hoặc mua lúc xịt hoa. Lỗ khi mua xoài lá do: sâu bệnh, thời tiết, giá cả thấp, tay nghề còn yếu. Lợi: Có tiền mặt; Hại: Xịt ép nhiều lần, không bón phân (khoảng 3 năm cây chết); một số cưa da cây, đập dập gốc cây + xử lý làm cây suy.

12. Năng suất 20 năm tuổi: 150 – 400 kg/ cây 13. Nguyên nhân

và hậu quả thất mùa

Không nắm vững kỹ thuật, sâu bệnh nhiều, không thuốc dưỡng, thiếu phân bón, chăm sóc, thiếu nước, thời tiết không thuận lợi (không đậu trái). Tư thương bỏ xứ nhưng hộ không ảnh hưởng nhiều (do không quá chú tâm vào xoài).

14. Xử lý ra hoa và hiệu quả xử lý

- Cũng có người đã làm, xử lý thuốc vào tháng 8, 9, 10. Thường dùng Phophe (được hướng dẫn từ nhịp cầu nhà nông), Dola, KNO3. Xử lý với Phophe tháng 8: 90% số cây trong vườn, 100% số hoa trên cây. Tháng 9: 90% số cây trong vườn, 50% số hoa trên cây. Ít xử lý trái vụ vì sợ không có thương lái mua.

- Hầu như mọi người chưa hiểu biết về khái niệm phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài cho nên họ cứ để cho vườn tự nhiên không cắt tỉa (vì cây quá cao) và cũng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)