Mối quan hệ giữa hộ trồng xoài với các định chế nông thôn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 52)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.6 Mối quan hệ giữa hộ trồng xoài với các định chế nông thôn

Theo Hình 2.3 tổng hợp ý kiến của nông dân có đến 100% (20/20) đều đồng ý với vai trò quan trọng nhất của thương lái mua xoài đối với nông hộ trồng xoài. Kế đến, có ¾ nông dân (15/20 phiếu) tán thành vai trò quan trọng thứ hai của các cửa hàng nông dược vì các cửa hàng nầy đã cung cấp trực tiếp phân bón, nông dược và thuốc XLRH cho họ đồng thời hướng dẫn các kỹ thuật để cho xoài đạt năng suất cao.

Vai trò của hội nông dân và khuyến nông xã và nông nghiệp huyện ở hạng trung bình vì lâu lắm mới có những buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác xoài.

Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Ba Chúc cũng có quan tâm trong chỉ đạo và bình bầu nông dân tiên tiến trong ngành trồng xoài.

Riêng Ngân Hàng thì vai trò mờ nhạt vì không có hộ trồng xoài nào được vay để đầu tư cơ bản hoặc mua thêm vườn xoài hoặc vay để chăm sóc cây xoài.

Hình 2.3: Sơđồ VENN về mối quan hệ giữa hộ trồng xoài với các cơ quan và tư nhân 2.7 PHÂN TÍCH SWOT CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ VƯỜN XOÀI

2.7.1 Kết quả SWOT

Từ kết quả tổng hợp ý kiến của nông dân trong cuộc họp nhóm PRA tại điểm nghiên cứu theo Bảng 2.7, các yếu tố SWOT của mô hình canh tác vườn xoài ở vùng đồi tại TT. Ba Chúc được bà con nông dân chấp nhận như sau:

(1) Thuận lợi

- Điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi cho việc trồng xoài cũng như một số cây ăn trái chịu hạn vào mùa khô vì đặc điểm của cây xoài trong thời gian ra hoa, đậu trái và tạo quả cần phải có một mùa nắng kéo dài 4 tháng để tránh làm hư bông, sâu bệnh phá hại. Đất đai có mực thuỷ cấp sâu không sợ úng rễ làm chết cây.

- Giao thông thuận lợi nhất là đường bộ vì xe tải có thể vào đến tận vườn xoài để chở trái và đường nhựa thông suốt đến mọi nơi ở ĐBSCL và Kampuchia.

- Có thể xuất khẩu trái cây ra nước ngoài bằng cảng sông và đường hàng không Cần Thơ ít tốn chi phí vận chuyển từ vùng sản xuất đến nơi xuất thay vì vận chuyển đến TPHCM.

- Có điều kiện trồng xoài tập trung với quy mô lớn vì đất cho trồng xoài còn nhiều. - Mặc dầu nông dân trình độ học vấn còn thấp nhưng để tăng hiệu quả đầu tư họ rất sẵn sàng học hỏi và tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật để áp dụng trên cây xoài như: XLRH, IPM, tháp cải tạo vườn xoài Thanh Ca bằng xoài Cát Hoa Lộc, xoài Đài Loan, Thái Lan, Tứ Quý.

(2) Cơ hội

- Vùng có ưu thế của Tỉnh An Giang về đất đai, thời tiết để phát triển cây xoài, cây ăn trái tập trung. NÔNG H TRNG XOÀI UBND Thị trấn Ca hàng Nông dược

và phân bón Phòng nông nghiệp huyện Thương Lái Mua xoài Khuyến nông Ngân hàng Hội nông dân

- Diện tích đất trồng xoài và quan hệ sản xuất của nông hộ hoàn toàn có thể tổ chức thành các hợp tác xã, trang trại có quy mô lớn với quy hoạch trồng cây ăn trái và xoài sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu về GAP.

- Nằm ở ĐBSCL nơi có nhiều tiến bộ kỹ thuật đang trên đà phát triển về trồng xoài như: XLRH mùa nghịch, áp dụng IPM,…

(3) Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội để phát triển ngành trồng xoài, điểm nghiên cứu còn có nhiều khó khăn mà bà con nông dân nêu ra cần phải giải quyết gồm:

- Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật còn chậm nên nông dân chưa hiểu sâu về thiên địch, sâu bệnh, thuốc BVTV cũng như biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài.

- Thiếu nước tưới là yếu tố hạn chế lớn của hộ trồng xoài vì nước có liên quan đến nhu cầu của những giống xoài có giá trị cao (như Xoài Cát Hoà Lộc,…) cần phải có để XLRH trái vụ vào tháng 3 (lúc đó không có nước mưa) để kịp bán trái vào tháng 8 âl (ngày lễ Vu Lan) với giá rất cao. Ngoài ra, đối với xoài mùa thuận nước rất cần thiết cho lớn trái nhưng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm lúc đó không có mưa. Do vậy, việc chưa có hệ thống hồ chứa để tưới trên vùng núi và hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới cho vùng xoài ruộng trên cũng là một khó khăn lớn cho phát triển cây xoài.

- Đa số trồng giống xoài Thanh Ca giá bán thấp nên đóng góp vào thu nhập không lớn. Do vậy, hộ trồng xoài ít quan tâm phát triển vườn xoài.

- Trình độ canh tác còn thấp chưa áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào để phát triển ngành trồng xoài trong đó XLRH trái vụ là quan trọng để tăng thu nhập.

Bảng 2.7: Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro của mô hình vườn xoài THUẬN LỢI

- Điều kiện đất đai, thời tiết thích hợp

- Giao thông đường bộ và đường sông thuận lợi đi khắp nơi trong cả nước và đến thị trường Kampuchia

- Có thể xuất khẩu ra nước ngoài bằng cảng Cần Thơ.

- Có điều kiện trồng xoài tập trung với quy mô lớn.

- Nông dân chịu tiếp thu kỹ thuật trồng xoài mới như XLRH, IPM, tháp cải tạo vườn xoài Thanh Ca bằng xoài Cát Hoa Lộc, xoài Đài Loan, Thái Lan, Tứ Quý

KHÓ KHĂN

- Thiếu nước tưới, chưa có hệ thống thuỷ lợi cho vùng núi và vùng ruộng trên

- Đa số trồng giống xoài Thanh Ca giá bán thấp ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.

- Trình độ văn hoá còn thấp - Kỹ thuật canh tác thấp

- Chưa biết nhiều về thiên địch, sâu bệnh, IPM

- Chưa áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nhiều, nhất là XLRH trái vụ để tăng thu nhập

- Chưa có quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái

CƠ HỘI

- Có khả năng tổ chức thành các hợp tác xã, trang trại lớn

- Có triển vọng thực hiện GAP

- ĐBSCL đã có những tiến bộ kỹ thuật cao về XLRH trái vụ, IPM

- Vùng có ưu thế nhất của Tỉnh An Giang để phát triển cây xoài, cây ăn trái tập trung

RỦI RO

- Điều kiện thời tiết: Mưa nhiều ảnh hưởng mạnh đến việc XLRH trái vụ.

- Giá cả bị cạnh tranh mạnh với xoài nước ngoài nhập vào.

(4) Rủi ro

Hai rủi ro lớn nhất trong ngành trồng xoài ở vùng nghiên cứu là mưa nhiều và sự cạnh tranh về xoài chất lượng cao của xoài phẩm chất cao trong nước ngoài nhập vào.

- Mưa nhiều ảnh hưởng đến sự đậu trái trong mùa thuận và làm hư bông khi XLRH trong mùa nghịch.

- Sự cạnh tranh của xoài phẩm chất cao trong nước như: cát Hoà Lộc, Tứ Quí và Thái Lan nhập vào làm cho giá xoài Thanh Ca của vùng giảm giá mạnh dẫn đến lỗ vốn làm cho các nông hộ không còn hứng thú đầu tư vào phát triển cây xoài. Đây là nguy cơ trước mắt mà các nông dân tham dự đều đồng ý.

2.7.2 Chiến lược SWOT

Từ những kết quả có được trong các ý kiến từ Bảng 2.7, chúng tôi phân tích và đề nghị hai chiến lược cơ bản SWOT nhằm phát huy và hoàn thiện mô hình vườn xoài ở TT. Ba Chúc gồm:

2.7.2.1 Chiến lược SO: Phát huy những thuận lợi và cơ hội để phát triển mô hình vườn xoài

Dựa vào tiềm năng và lợi thế tương đối, cần thiết phải quy hoạch tổng thể toàn vùng trở thành vùng chuyên canh xoài và cây ăn trái tập trung có quy mô lớn với những giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt dựa trên những kỹ thuật tiên tiến về canh tác, phòng trừ dịch hại tổng hợp, xử lý ra hoa mùa nghịch. Từ đó, mới có thể có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP cạnh tranh được với thị trường thế giới.

2.7.2.2 Chiến lược WT: Khắc phục khó khăn và rủi ro để hoàn thiện mô hình vườn xoài

Hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh cây ăn trái, thay thế xoài Thanh Ca bằng giống xoài mới năng suất cao, phẩm chất ngon đồng thời mở lớp huấn luyện kỹ thuật tiên tiến về các vấn đề liên quan đến mô hình trồng xoài cho nông hộ, cũng góp nhằm khắc phục rủi ro do thời tiết, cải thiện chất lượng trái và hạ giá thành để dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.

2.8 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN XOÀI

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm PRA và ý kiến của chính quyền địa phương, có thể đưa ra xu hướng phát triển mô hình kinh tế vườn xoài ở vùng đồi ở TT. Ba Chúc trong tương lai theo Bảng 2.8 như sau:

(1) Trong tương lai gần

- Nhiều hộ chưa chú ý đến phát triển cây xoài vì cây xoài chỉ là cây phụ cho thu nhập thấp, trong khi đó trồng lúa 2 vụ vẫn còn mang lại thu nhập ổn định cho nông hộ. Tuy nhiên, một số hộ khác (hộ giàu, hộ có kỹ thuật) đã bắt đầu trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan, sầu riêng, ca cao, mít Mã Lai, ổi ruột hồng, ổi không ruột,…

- Áp dụng phổ biến kỹ thuật XLRH xoài mùa thuận để tăng thu nhập và bắt đầu áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa xoài mùa nghịch.

- Bắt đầu cải tạo vườn xoài Thanh Ca tạp thành vườn xoài giá trị cao và mở rộng mô hình VAC.

(2) Trong tương lai xa

- Xu hướng hợp tác hoá ngành trồng xoài tại điểm nghiên cứu, cũng như các vùng trồng cây ăn trái khác ở ĐBSCL bằng các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã và trang trại.

- Sử dụng rộng rãi kỹ thuật XLRH mùa nghịch trên cây xoài và áp dụng IPM đồng bộ trên vườn xoài.

- Do yêu cầu khách quan của mô hình chuyên canh cây ăn trái, trong đó có cây xoài là thế mạnh của vùng, nên nhà nước sẽ xây dựng hồ chứa nước trên núi để tưới cho hệ thống cây ăn trái và hệ thống bơm tưới để lấy nước từ các kênh mương thuỷ lợi phục vụ cho vùng ruộng trên.

- Dự kiến sẽ phát triển hệ thống SALT 4 (Kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ) trên núi Dài nhằm mục đích sản xuất bền vững và kết hợp du lịch sinh thái vườn.

Bảng 2.8: Dự báo các yếu tố liên quan đến tương lai phát triển kinh tế vườn xoài ở TT. Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang

Tương lai gần Tương lai xa

1. Trồng lúa vẫn còn là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều hộ chưa chú ý đến phát triển cây xoài. 2. Bắt đầu trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng, ca cao, mít, ổi

3. Áp dụng phổ biến kỹ thuật XLRH xoài mùa thuận.

4. Bắt đầu áp dụng kỹ thuật ra hoa xoài mùa nghịch

5. Phát triển mô hình VAC

6. Cải tạo vườn tạp xoài Thanh Ca

1. Trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như: xoài cát Hoà Lộc, xoài Thái, Xoài Đài Loan, xoài Tứ Quý, sầu riêng, ca cao.

2. Áp dụng IPM đồng bộ trên vườn xoài.

3. Sử dụng rộng rãi kỹ thuật XLRH mùa nghịch trên cây xoài.

4. Tổ chức hợp tác hoá ngành trồng xoài và cây ăn trái giá trị cao như tổ hợp tác, HTX và trang trại. 5. Xây dựng hồ chứa nước trên núi, hệ thống bơm nước tưới cho cây xoài và cây ăn trái ruộng trên. 6. Phát triển SALT 4: Kỹ thuật sản xuất nông lâm kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ trên núi Dài.

2.9 ẲNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT CANH TÁC IPM TRÊN XOÀI THANH CA

Từ các phần trên chúng ta thấy rằng: trong vườn xoài của mình thì đa số bà con nông dân rất ít chăm sóc như: làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu và cắt tỉa cành, nhánh để tạo thông thoáng cho vườn, giảm thiểu được sâu bệnh, đồng thời giúp cho cây cho nhiều trái. Lý do bà con nông dân không làm trước hết do sản lượng xoài đóng góp vào thu nhập nông hộ không đáng kể, kế đến là do không hiểu tường tận lợi ích của các kỹ thuật canh tác đối với việc gia tăng năng suất trái xoài.

Do vậy, thí nghiệm “So sánh hiệu quả của kỹ thuật canh tác trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và 2 loại thuốc xử lý ra hoa (Nitrate Kali và Fotfer-X) lên trọng lượng trái xoài Thanh Ca ở TT. Ba Chúc” được thực hiện để giải quyết vấn đề trên.

2.9.1 Tình hình sâu bệnh ởđiểm thí nghiệm

Quan sát tình hình sâu và bệnh theo các lô có và không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM (KTCT IPM) ở Bảng 2.9 cho thấy:

Có đến 10 loài sâu gây hại nhưng quan trọng nhất là rầy bông xoài xuất hiện rất nhiều ở lô không xử lý KTCT IPM đến 95,5 % so với lô có xử lý chỉ 30,2 %. Lý do lô có xử lý ít rầy bông xoài vì cành đã được tỉa thông thoáng nên ra lộc non đồng loạt và đã có phun thuốc ngừa rầy bằng Confidor, trong khi đó lô không xử lý không có phun thuốc ngừa rầy và cành lá không được tỉa. Ngoài ra, lô không xử lý thuốc trừ rầy lại nhiễm thêm bệnh đốm bồ hóng trên là (15% diện tích lá quan sát), nên đã ảnh hưởng nhất định đến năng suất trái.

Sâu đục trái xuất hiện ở các nghiệm thức không xử lý KTCT IPM với tỉ lệ 55,5% so với 20,5% ở lô có KTCT IPM vào giai đoạn trái non ở cả 2 loại của thí nghiệm.

Bọ cắt lá là đối tượng gây hại nhiều trên lá non ở lô không xử lý KTCT IPM chiếm 22,1% vì không có phun thuốc ngừa, ngược lại ở lô có xử lý KTCT IPM rất ít chỉ có 4,3% vì có phun thuốc ngừa vào giai đoạn cây ra lộc non. Rệp sáp chiếm tỉ lệ 23,2% ở lo không xử lý vì cành lá rậm rạp hơn lô có xử lý.

Các loại sâu hại khác xuất hiện với tỉ lệ ít từ 8 đến 12,5%. Tuy nhiên, ruồi đục trái xuất hiện gần tương đương nhau ở cả 2 lô có và không xử lý.

Ngoài ra, thí nghiệm cũng đã ghi nhận có sự xuất hiện của bù lạch vào giai đoạn ra lá non nhưng thiệt hại cho lá không lớn.

Bảng 2.9: Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên các lô thí nghiệm xoài Thanh Ca ở Ba Chúc - Tri Tôn - An Giang Đvt: %

TT Loài dịch hại Không IPM Có IPM

A. Sâu

1 Rầy bông xoài (Idiocerus sp) 95,5 30,2

2 Sâu đục trái (Deanolis albizonalis) 55,5 20,5

3 Rệp sáp (Rastrococcus spp) 23,2 10,1

4 Bọ Cắt lá (Deporaus marginatus) 22,1 4,3

5 Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) 14,5 12,0 6 Sâu ăn lá (Penicillaria jocosatrix) 12,5 5,0 7 Bù lạch (Scirtothrips dorsalis) 8,3 8,1

8 Sâu ăn bông (Thalassodes falsaria) 8,2 4,0

9 Nhện (Oligonichus sp) 6,2 0,0

10 Sâu đục cành (Cerambycidae & Curculionidae) 2,0 0,0

B. Bệnh

1 Thán thư lá (Colletotrichum gleosporioides.) 50 10

2 Thán thư trái 20 0

3 Đốm đen vi khuẩn (Xanthomonas sp.) 10 5 4 Đốm bồ hống (Meliola sp, Capnodium sp) 15 0

Bệnh thán thư trên lá non ở các nghiệm thức không xử lý KTCT IPM chiếm cao đến 50% số lá non của đợt lộc đầu sau mùa mưa trong khi đó ở các nghiệm thức có xử lý KTCT IPM tỉ lệ nầy chỉ có 10% do có phun thuốc ngừa bằng Antracol. Đáng chú ý là không ghi nhận có thán thư trái ở lô có xử lý KTCT IPM vì vào giai đoạn nầy có phun thuốc ngừa trong khi đó lô không xử lý có đến 20% số trái bị thán thư ở mức vừa.

Bệnh đốm đen vi khuẩn (5%) và bệnh bồ hống (0%) xuất hiện ở lô có xử lý KTCT IPM rất ít so với lô không xử lý tuần tự là 10% và 15%

Qua kết quả trên cho thấy việc vệ sinh vườn, tỉa cành, tỉa bỏ cành sâu bệnh và tỉa thưa xoài Thanh Ca là cần thiết để giảm bớt mầm bệnh và nơi trú ẩn gây hại của chúng. Việc nầy giúp cho việc thụ phấn thụ tinh được dễ dàng và làm tăng trọng lượng trái xoài.

2.9.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM và loại thuốc xử lý ra hoa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 52)