Sâu đục ngọn, chồi và cành non Dudua aprobola (Meyrick)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 29 - 30)

I. Cơ sở lý luậ n

1.6.1.3Sâu đục ngọn, chồi và cành non Dudua aprobola (Meyrick)

Trong 4 loài cánh cứng đục ngọn xoài thì 2 loài vòi voi 1, vòi voi 2 (chưa định danh) là gây hại quan trọng.

* Tầm quan trọng trọng kinh tế:

Gây hại phổ biến tại Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ. Chúng có thể tấn công đến 100% số cây trong vườn và 80% số chồi trên cây, làm ảnh hưởng quan trọng đến sựđậu trái và năng suất xoài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

* Đặc điểm sinh thái và cách gây hại:

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2001) thành trùng là loài bọ cánh cứng chiều dài thân khoảng 4 – 5 mm, chiều ngang 2 - 2,5 mm, cơ thể màu nâu trên lưng có hai chấm màu đen, có vòi dài gây hại ở giai đoạn ấu trùng là chủ yếu. Chúng thường đẻ trứng vào ban đêm, rải rác

trên các chồi non, lá non, sâu mới nởđục vào gân chính cuống lá non hoặc chồi non làm cho chúng bị héo khô. Nếu tấn công trên bông làm cho bông bị khô và rụng.

Thành trùng giống Bọ Vòi voi loại 1, nhưng chiều dài cơ thể 8 - 8,5 mm, vòi hơi cong làm thành góc 30 - 35, phần roi râu dài khoảng 3,2 - 3,6 mm. Thành trùng đục nhiều lổ vào cành non trên chồi và đẻ trứng vào đường đục. Sau đó trứng nở thành ấu trùng đục vào chồi, ăn phần mô bên trong chồi, sau đó héo khô rồi chết.

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2001) cả hai loài vòi voi đều phá hại cành và chồi non,… Chúng gây hại chủ yếu là thành trùng.

Theo Vũ Khắc Nhượng (2000) (do Nguyễn Thị Thu Cúc (2001) trích dẫn) thì đây là những loài gây hại đáng kể trên xoài tại miền Bắc, tại ĐBSCL, Penicillaria jocosatrix được ghi nhận gây hại phổ biến trên lá xoài non và trên hoa.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 29 - 30)