Ảnh hưởng tiêu cự c

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 37 - 38)

I. Cơ sở lý luậ n

1.8.2 Ảnh hưởng tiêu cự c

Thuốc Bassa tỏ ra rất độc đối với nhện Plexippus paykulli và Phintella sp. L. Ở cả liều lượng dưới mức được khuyến cáo trên nhãn hiệu thuốc, số chết đạt đến 93% sau 6 giờ.

Theo Kirk (1997) (do Đồng Chiến Thắng (2003) trích dẫn) thì tự nhiên, mật số bù lạch thường không cao do sự hiện diện khá phong phú của thiên địch, nhưng chúng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu và trừ bệnh. Vì vậy phun quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ giết chết các loại thiên địch có lợi.

Khi phun thuốc lên toàn cây để diệt côn trùng và dòi hoặc rãi thuốc hột vào đất để diệt nhộng sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều sinh vật, để lại dư lượng chất độc trong trái, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng và xuất khẩu.

1.9 Đặc điểm giống xoài Thanh Ca

Xoài Thanh Ca được trồng nhiều ở Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hoà), Bình Chánh (Tp. HCM), Bảy Núi (An Giang), hoặc trồng xen trong vườn cây ăn quả và vườn xoài ở các tỉnh ĐBSCL là một trong những giống ngon được người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt cây có nhiều đợt quả trái vụ trong năm nên càng có giá trị kinh tế. Quả hình trứng dài, nặng trung bình 350 – 580 g, vỏ quả màu vàng tươi, rất bóng nên hấp dẫn. Thịt quả màu vàng tươi từ ngoài vào trong, ít xơ, nhiều nước, nhiều bột ăn ngon và thơm (Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình, 2001).

Từ giống Thanh Ca miền Tây Nam bộ có một dòng tách ra có tên là Thanh Ca chùm (Mỹ Tho, Rạch Giá, Cần Thơ) vì thường trên phát hoa có nhiều quả (có phát hoa tới 10 quả) nặng trung bình mỗi quả 200 – 300 g. Lúc chín thịt quả có màu vàng tươi không đều. Quả mọng nước, ngọt, ít bột, hơi có mùi nhựa thông nên người tiêu dùng không thích bằng xoài Thanh Ca. Giống xoài Thanh Ca ở vùng Bảy Núi có lẽ là Thanh Ca chùm nhưng có vỏ dầy rất thích hợp cho xuất khẩu vì chịu được vận chuyển nhiều ngày mà không hư. Tuy nhiên, trái có nhiều xơ nên chất lượng xuất khẩu chỉ ở mức trung bình (Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình, 2001).

Theo Trần Thượng Tuấn và ctv (1997) chi Mangifera có khoảng 40 loài thường phân bố trong khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có 26 loài cho trái ăn được với loài

Mangifera indica là loài phân bố rộng nhất.. Theo Nguyễn Văn Kế (2001) Xoài Thanh Ca có tên khoa học là Mangifera mekongensis thuộc chi (genus) Mangifera , họ Anacardiaceae (họ

Đào lộn hột) (http://vi.wikipedia.org/wiki). Xoài Thanh Ca thuộc nhóm đa phôi (nhóm Đông

Nam Á) mang từ 2-12 phôi vô tính ( là phôi tâm phát triển từ tế bào nội bì của nhân). Hột đa phôi có thể có hoặc không mang phôi hữu tính. Nhờđa phôi hột xoài đem gieo có thể cho 2-5 cây con, thường là vô tính (giống với cây mẹ), hoặc nếu có cây hữu tính thì cây cũng mọc chậm, yếu ớt, dễ bị lấn át hoặc bị đào thải tự nhiên. Nhóm xoài đa phôi thường ít bị hiện tượng cho trái cách năm như xoài đơn phôi.

Thanh Ca là giống xoài thông dụng ở ĐBSCL, dễ xử lý ra hoa trái vụ, trái rất sai, thơm, nhưng hơi nhiều xơ (xơ dài, là phần tế bào của vỏ hột). Đặc biệt cây xoài Thanh Ca có khả năng chịu ngập đến 3 tháng, nên có thể dùng làm gốc tháp tốt cho vùng ngập lũ (1 phần do gốc xoài Thanh Ca kháng bệnh chảy mủ, gummosis, do nấm Phytophthora sp. gây hại khi cây xoài bị ngập, và xoài Thanh Ca chống chịu tốt với nấm bệnh này. Tuỳ màu sắc trái, vùng Cao Lảnh hiện có 2 giống xoài Thanh Ca: Trắng và Đen với màu sắc hơi khác nhau một chút. Nhờ thịt trái ngon (dù hơi nhỏ trái), dễ ra hoa, xoài Thanh Ca có triễn vọng làm gốc tháp tốt nhất hiện nay cho vùng ĐBSCL (nhờ không làm ảnh hưởng đến ngọn tháp)

http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php. Trái lại, xoài Thanh ca ở vùng Bảy Núi lại chịu được

điều kiện khô hạn nên được trồng rất phổ biến ở vùng ruộng trên và chân núi. Từ kết quả thí nghiệm về xử lý ra hoa trên xoài Thanh Ca cho thấy: Trọng lượng trung bình 278 gr/ trái (từ 169 - 362 gr/ trái). Thương lái thu mua xoài phân loại theo số trái: loại 1 4 trái 1 kg tức 250 gr/ trái; loại 2 nhỏ hơn 250 gr/ trái. (Nguyễn Văn Minh, 2008)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)