Phỏng vấn với bảng câu hỏ i

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 39)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

2.2.3 Phỏng vấn với bảng câu hỏ i

Nhằm tìm hiểu về tình hình canh tác cũng như về tình hình dịch hại trên xoài chúng tôi đã tiến hành điều tra nông dân trên các vườn xoài, với các hình thức như sau:

- Phương pháp điều tra sử dụng phiếu,

- Hình thức điều tra: Điều tra trực tiếp tại nông hộ có vườn xoài cho trái tối thiểu được 3 năm, ít nhất 50 hộ canh tác xoài trong địa bàn khảo sát.

- Phương pháp điều tra: hỏi trực tiếp nông dân theo bảng câu hỏi, không gợi ý nông dân trả lời.

2.2.4 Bố trí thí nghiệm về hiệu quả áp dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp trên xoài

Thí nghiệm “Đánh giá hiệu quả của biện pháp canh tác và cơ giới của IPM trên 2 loại thuốc XLRH trái vụ (Nitrate Kali và Fotfer) trên cây xoài ở TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang” nhằm mục tiêu so sánh trọng lượng trái xoài được áp dụng IPM so với không áp dụng.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ (Split – Plot Design) trong đó:

+ Nhân tố phụ là có hoặc không áp dụng biện pháp canh tác và biện pháp cơ giới IPM được đặt vào lô chính gồm:

1. I0 : không áp dụng biện pháp canh tác và cơ giới IPM. Các lô nầy để tự nhiên theo cách của nông dân địa phương.

2. I1: có áp dụng biện pháp canh tác và cơ giới IPM. Các lô nầy được làm cỏ, bón phân, tỉa cành nhánh sâu bệnh, cành vượt

+ Nhân tố chính là loại hoá chất xử lý ra hoa được đặt vào các lô phụ gồm: 1. K: KNO3 nitrate kali nồng độ 3,125% phun đều lên lá.

2. F: Fotfer - X nồng độ 0,5%(thông dụng ởđiểm nghiên cứu được xem như là nghiệm thức đối chứng gồm N = 10%, Zn và Bo = 0,6 – 0,8% và chất phụ gia)

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây xoài (tức 1 nghiệm thức). Vậy tổng số cây cần cho thí nghiệm là 12 cây

Các nghiệm thức được rút thăm ngẫu nhiên. Chiều biến động (chiều phì nhiêu từ trên núi Dài xuống) tuân theo nguyên tắc thẳng góc với các lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày theo Hình 1.2.

REP I REP II REP III

I1K I0F I0K I1K I1K I0F

I1F I0K I0F I1F I1F I0K

Ghi chú: I0: Không áp dụng IPM; I1: có áp dụng IPM; K: KNO3 ; F: Fotfer-X

CHIỀU BIẾN ĐỘNG (từ trên núi Dài xuống)

Hình 1.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm loại hoá chất XLRH và áp dụng biện pháp canh tác (IPM) trên cây xoài tại TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang

2.2.5 Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện thí nghiệm bắt đầu từ 10/ 9/ 2005 và kết thúc thu hoạch vào ngày 09/ 3/ 2006.

- Ngày 06 /9 / 2005 tỉa cành sâu bệnh, cành vượt. - Ngày 08/ 9/ 2005 bắt đầu làm cỏ, bón phân.

- Ngày 09 – 10 / 9/ 2005 xử lý ra hoa bằng 2 loại thuốc theo sơđồ thí nghiệm.

2.2.6 Qui trình chăm sóc

Vào đầu mùa mưa, trong thời gian cây đang ra lộc, tỉa cành bị sâu bệnh, cành còn nhỏ không đủ sức ra trái, cành bị che khuất, cành trong thân cây, cành vượt.

Cây ra lá non thường bị bọ cắt lá (Deporaus marginatus) phá hại bằng cắt lá rơi lả tả xuống đất. Dùng Cyperan để trị. Vào lúc nầy phòng trị bệnh thán thư (Collectotrichum

gloeosporioides) là yêu cầu bức thiết để giữ cho lá phát triển đầy đủ. Dùng Carbendazyme, Appencarb, Benomyl và Antracol để phòng trị.

Dùng Actara với liều lượng 1 gói 2 g/ 8 lít nước để diệt rầy bông xoài, bọ trĩ sau khi cây trổ hoa để bảo vệ hoa và trái. Sau khi đậu trái phun Atonik, Komik để nuôi trái. Phun NAA nồng độ 20 ppm hoặc pha 2,4 - D 20 ppm để hạn chế rụng trái.

Thời gian ra hoa mùa nghịch vào tháng 8, 9, 10 âl có mưa rất nhiều, ẩm độ cao bệnh thán thư dễ tấn công trên hoa và trái nên thường dùng Appencarb, Antracol để phòng ngừa. Nếu không phòng ngừa trái sẽ không đậu.

2.2.7 Phương pháp xử lý ra hoa

Trong ngày 10/ 9/ 05, vì cây xoài lớn nên chủ vườn đều dùng máy xịt thuốc do đó thuốc được phun từ trong tán cây ra. Điều nầy cũng phù hợp vì lá cây có nhiều khí khổng ở mặt dưới hút hoá chất tích cực hơn mặt trên.

2.2.8 Các chỉ tiêu theo dõi và đo đếm

- Sâu bệnh chính trên các nghiệm thức thí nghiệm - Năng suất trái: tổng trọng lượng trái/ cây

2.2.9 Công thức tính và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Dùng các chỉ tiêu lợi nhuận, lãi/vốn, lãi/ vật tư, lãi/ lao động, tỉ số lãi, thu nhập biên (MRR) để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức có sử dụng biện pháp canh tác IPM và không sử dụng (Nguyễn Văn Sánh, 1997 và Nguyễn Thị Song An, 2001).

* Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức - Lợi nhuận (RAVC: Return Above Variable Cost)

Thu nhập trên biến phí:RAVC=GRTVC

Trong đó: GR = Sản lượng X Đơn giá; (GR: Gross Revenue)

TVC = Phí vật tư + Phí lao động (TVC: Total Variable Cost ) Mục đích: tính được lợi nhuận của các nghiệm thức thí nghiệm.

- Hiệu quảđồng vốn:

CE =

TVC RAVC

( Lãi/ vốn) (TVCE: Total Variable Cost Efficiency) Mục đích: Tính được 1 đồng vốn biến phí mang lại bao nhiêu đồng lãi.

* Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế giữa có và không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM

- Tỉ số lãi:

1 2

RAVC RAVC

RB= ( Lãi/ lãi) (Rate of Benefit)

Trong đó: RAVC2: Lợi nhuận của các nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM RAVC1 : Lợi nhuận của các nghiệm thức không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM - Thu nhập biên hay tỉ số lợi nhuận/ chi phí biên tế (MRR: Marginal Return Rate) Tỉ số giữa lợi nhuận tăng thêm khi gia tăng biến phí cho việc XLRH xoài mùa nghịch so với xoài mùa thuận.

1 2 1 2 TVC TVC RAVC RAVC MRR − − =

Trong đó: RAVC2 : Lợi nhuận của các nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM RAVC1 : Lợi nhuận của các nghiệm thức không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM TVC2 : Tổng phí của các nghiệm thức có áp dụng kỹ thuật canh tác IPM TVC1 : Tổng phí của các nghiệm thức không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM

Mục đích: Tính được lợi nhuận tăng thêm/ 1 đơn vị tiền tệ (đồng) chi phí gia tăng và dùng để so sánh giữa các nghiệm thức có và không áp dụng kỹ thuật canh tác IPM

Tỉ số MRR ≥ 2 thì hiệu quảđầu tư tăng thêm mới có tính thuyết phục nhà sản xuất cụ thểởđây là nông dân thấy rất có lợi thì mới làm theo (Nguyễn Văn Sánh, 1997)

2.2.10 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được nhập vào máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel, phân tích phương sai (ANOVA) và so sánh sự khác biệt giữa các trị số trung bình (LSD) giữa các nghiệm thức bằng chương trình thống kê MSTATC.

CHƯƠNG II

KT QU NGHIÊN CU VÀ PHÂN TÍCH KT QU

2.1 LỊCH SỬ CÁC SỰ KIỆN VỀ MÔ HÌNH CANH TÁC XOÀI

Theo Bảng 2.1 từ kết quả PRA về mô hình trồng xoài tại vùng Bảy Núi được tổ chức tại TT Ba Chúc cho thấy cây xoài Thanh Ca là cây truyền thống được trồng phổ biến vì nó thích hợp với điều kiện đất đồi núi khô hạn, lệ thuộc vào nước mưa, chịu đựng được sự khắc nghiệt, khô hạn trong suốt 4 tháng mùa khô mà vẫn cho trái thương phẩm. Tuy nhiên, chính vì sự khô hạn nầy mà trái xoài Thanh Ca không lớn bằng ở Đồng bằng nên giá cả không cao.

Trước năm 1959, mặt hàng xoài Thanh ca được lưu thông buôn bán đến khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhưng từ 1959 – 1960 chiến tranh bắt đầu nổ ra nên đã hạn chế lớn đến diện tích trồng. Từ năm 1963 – 1968 chiến tranh lan rộng, vườn xoài bị bom đạn tàn phá, bị tổn thương nặng, có năm không thu được sản phẩm để bán. Từ năm 1969 – 1975 dân bị tập trung vào các ấp chiến lược, vườn xoài bị bỏ hoang, thiếu chăm sóc, sản lượng không đáng kể. Từ sau năm 1975 – 1997 nhà vườn trở về đất ở cũ, khôi phục lại vườn, trồng mới nên mở rộng diện tích rất lớn nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ nội địa, giá bán không cao. Từ năm 1998 – 2000 xoài Thanh Ca được xuất khẩu sang Trung Quốc giá cao từ 10.000 – 13.000 đ/kg nên nhà vườn phấn khởi càng mở rộng thêm diện tích. Đến năm 2001 do không còn xuất khẩu được nữa nên xoài bị rớt giá chỉ còn 2.000 – 3.000 đ/kg. Nhằm giúp bà con nông dân tăng thu nhập trên diện tích xoài hiện có, Công ty BVTV An Giang đã có các cuộc hội thảo về xử lý ra hoa xoài mùa nghịch và các biện pháp phòng trừ dịch hại vào ngày 12-11- 2002.

Bảng 2.1: Lịch sử các sự kiện về mô hình kinh tế vườn xoài ở Ba Chúc

Năm Các sự kiện Trước 1959 1959 – 1960 1963 – 1968 1969 – 1975 1975 – 1997 1998 – 2000 2001 12/11/02

Trước chiến tranh: Xoài Thanh Ca là cây xoài truyền thống, có giá trị lưu thông mua bán.

Mở khu trù mật Ba Chúc, chiến tranh bắt đầu ảnh hưởng đến sản lượng xoài vì đa số diện tích xoài trồng ở chân núi, nơi quân Giải phóng lập căn cứ thường xảy ra đụng độ. Bên cạnh đó xoài không đậu bông,

Chiến tranh lan rộng, vườn xoài bị tổn thương nặng nên sản lượng rất thấp, có khi không thu được sản phẩm..

Dân bị tập trung tại các ấp chiến lược nên vườn xoài không được chăm sóc, bị bỏ hoang, sản lượng không đáng kể.

Sau chiến tranh, nhà vườn khôi phục và trồng mới xoài Thanh Ca nhưng chủ yếu vẫn tiêu thụ nội địa, giá không cao.

Xoài xuất khẩu sang Trung Quốc nên có giá 10.000 – 13.000 đ/kg Giá quá rẻ 2000 – 3000 đ/kg do không còn xuất khẩu được.

Công ty BVTV An Giang tổ chức hội thảo về XLRH, phòng trị rầy bông xoài.

Mặc dù đã có hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật nhưng đến nay thu nhập về xoài Thanh Ca của bà con cũng không cao do tiếp thu kỹ thuật có hạn, XLRH mùa nghịch còn gặp nhiều khó khăn và quan trọng nhất là giá bán xoài Thanh Ca còn thấp. Điều nầy cho thấy các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để gia tăng năng suất, sản lượng đồng thời gia tăng phẩm chất nhằm đạt giá trị thương phẩm của nông dân là một nhu cầu khách quan.

2.2 LỊCH THỜI VỤ VÀ CHĂM SÓC XOÀI

Căn cứ vào kết quả điều tra trên 50 hộ trồng xoài Thanh ca ở Ba Chúc và thí nghiệm XLRH cũng tại đây (Nguyễn Văn Minh, 2008) có thể đưa ra một quy trình XLRH mùa thuận và mùa nghịch cho vùng nghiên cứu. Qui trình này có thể áp dụng chung cho cả vùng Bảy Nú, nơi có diện tích trồng xoài Thanh Ca lớn. Quy trình có thể được tóm tắt như sau:

Đối với mùa thuận, nhà vườn có thể xúc tiến cho ra hoa xoài Thanh Ca vào tháng 11 – 12 bằng nitrate kali, Fotfer-X phun đều lên lá là có thể kích thích ra nhiều hoa và đậu bông tốt. Đến tháng 2 có thể phun thêm thuốc dưỡng trái và thuốc phòng ngừa sâu bệnh với chi phí thấp nhất mà vẫn cho sản lượng thu hoạch khá vào tháng 4 đến tháng 5.

Đối với mùa nghịch, để có xoài Thanh Ca thương phẩm đúng vào dịp tết âm lịch, cần phải xúc tiến công tác chuẩn bị XLRH từ đầu mùa mưa (Hình 2.1):

Tháng (dương lịch) Lịch trình các sự kiện

4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

- Mùa thuận

Làm cỏ vườn

Ra hoa tự nhiên (hoặc XLRH)

Bón phân

Phun thuốc dưỡng trái Thu hoạch trái

- Mùa nghịch

Tỉa cành, làm cỏ, bón phân Ra đọt, phát triển cành lá

Xịt thuốc trừ bọ cắt lá, thán thư Tưới Paclobutrazol gốc

Phun thuốc ngừa sâu bệnh Phun thuốc kích thích ra hoa Ra hoa trái vụ

Đậu trái và phát triển trái

Phun phân bón lá

Thu hoạch trái

Hình 2.1 Lịch thời vụ chăm sóc mùa thuận và mùa nghịch cho xoài Thanh Ca

Nguồn: Nguyễn Văn Minh, 2008

- Cắt tỉa, làm cỏ, bón phân: Vào tháng 4 cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành vượt và cành mang chồi đã cho trái từ mùa trước tạo thông thoáng, tránh sâu bệnh và kích thích cành tạo lộc mới. Việc nầy rất quan trọng vì đặc điểm thực vật của cây xoài chỉ tạo trái trên những chồi mới trong năm. Đến đầu tháng 5 đã có mưa, xoài bắt đầu ra lộc thì tiến hành làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh để nuôi bộ lá.

- Tưới PBZ: Cuối tháng 6 khi lá xoài đã già, tiến hành tưới PBZ vào gốc. Liều lượng sử dụng 100 g/ cây (loại bột) pha với 40 lít nước tưới chung quanh đường kính tán. Theo kết quả thí nghiệm, xoài trên 20 năm tuổi cần tăng thêm 25% lượng thuốc thì mới đủ kích thích.

- Phun thuốc kích thích ra hoa: Từ kết quả thí nghiệm cho thấy sau khi tưới PBZ 3 tháng (tức cuối tháng 9) là thời gian cần thiết để dùng Thiourea nồng độ 0,5% phun lên lá để kích thích chồi ra hoa. Với những cây còn ra lá non thì phải xịt MKP (0 - 52 - 34) 30 g/ 10 lít nước để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệ đậu trái và ngăn cản ra đọt non. Đồng thời, phun

trị rầy bông xoài bằng Bassan 15 - 20 cc/ 8 lít, bù lạch bằng Trebon, Confidor theo liều lượng khuyến cáo; thuốc trừ bệnh thán thư như thời kỳ ra lá non.

- Ra hoa và đậu trái: Thời gian nhú mầm hoa trung bình là 15 ngày và đậu trái là 25 - 30 ngày sau khi phun thuốc XLRH.

-Thu hoạch trái: Thời gian mang trái cho đến khi thu hoạch là 110 ngày sau khi đậu trái. Công tác hái trái cần phải nhẹ tay để giữ sáp vỏ trái. Tiếp theo là phân loại trái thương phẩm (loại 1 và loại 2) sau khi loại bỏ trái bị sâu bệnh và dị hình.

2.3 PHÂN BỐ VÀ MẶT CẮT SINH THÁI VÙNG TRỒNG XOÀI

Theo Hình 2.2 sự phân bố vùng trồng xoài tập trung ở vùng chân núi Dài và vùng ruộng trên nơi không ngập lũ. Vùng trên núi xoài mọc tốt nhưng thiếu nước vào mùa khô và tốn chi phí vận chuyển (gánh xuống núi) khi thu hoạch làm tăng giá thành. Vùng ruộng bưng bị ngập lũ hằng năm nên không trồng xoài.

2.4 HIỆN TRẠNG CANH TÁC 2.4.1 Đặc điểm tình hình canh tác 2.4.1 Đặc điểm tình hình canh tác

Theo kết quả phỏng vấn nhà vườn ở Bảng 2.2 cho thấy: với đặc điểm là vườn tạp không chuyên canh, vườn kết hợp chiếm 85% so với vườn độc canh chỉ 15%. Phần lớn các vườn này được thiết kế trồng không theo quy hoạch mà chỉ xung quanh nhà, ở những nơi trống trước sân. Chính vì lẽ đó mà diện tích tương đối nhỏ, từ 5 – 15 gốc chiếm 34%, từ 16 – 20 gốc chiếm 32% và trên 30 gốc xoài chiếm 24%, thấp nhất là 21 – 30 gốc chiếm 10%.

Bảng 2.2: Đặc điểm vườn điều tra nông dân Đơn vị tính: %

Đặc điểm vườn % hộ nông dân

1. Vườn - Độc canh - Độc canh - Kết hợp 2. Diện tích (số gốc) 5 – 15 16 – 20 21 – 30 > 30

3. Trình độ học vấn của nông dân Cấp 1

Cấp 2 Cấp 3 4. Tuổi nông dân

20 – 40 41 – 50 51 – 60 > 60 5. Tuổi cây 5– 10 10 – 15 > 15 15 85 34 32 10 24 44 48 8 22 20 28 30 8 78 14 Số hộđiều tra n = 50

Về trình độ văn hoá của chủ vườn, theo kết quả ghi nhận cho thấy có 44% đã học xong cấp 1, 48% học cấp 2 và chỉ có 8% đã học cấp 3. Với trình độ cấp 3 quá thấp như thế

Vùng địa hình Trên núi (Núi Dài, 571m) Chân núi Đường nhựa Ruộng trên Ruộng bưng Loại đất Đấ(Acrisols) t xám trên granit và đá cát Đất xám trên granit (Acrisols) cĐấơ git xám trên granit hay ới nhẹ (Arenic Acrisols) đất xám (Haplic Acrisols) Đất xám trên phù sa cổ Độ dốc > 300 > 130 8 - 130 < 80 Đất bằng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác IPM đến xoài thanh ca trong mô hình vườn đồi (Trang 39)