Sự ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004 - 2005 tại trại giống lúa Phúc lý - Bố Trạch - Quảng Bình (Trang 44 - 47)

6 CH208 1,0 2, ,8 108,3 109, Qua bảng chúng tơi thấy rằng:

4.2.3. Sự ra lá của các giống lúa thí nghiệm

Lá lúa là cơ quan sinh dưỡng cực kỳ quan trọng của cây lúa. Tình hình phát triển của lá, màu sắc lá, lá mọc thẳng hay cong là những dấu hiệu phản ánh khá nhạy tình hình sinh lý trong cây. Vì vậy trong thực tế người ta cĩ thể nhìn lá lúa mà quyết định những biện pháp kỹ thuật thích đáng để điều tiết sự sinh trưởng của cây lúa theo chiều hướng cĩ lợi.

Chức năng của lá là chuyển hĩa nhiệt năng của mặt trời thành hĩa năng dưới dạng các hợp chất hữu cơ cung cấp cho cây. Vì vậy tốc độ ra lá và số lá trên cây liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa Song song với sự tăng trưởng chiều cao cây và sự đẻ nhánh là sự gia tăng về số lá. Theo Katayama (Nhật Bản) :”đối với lúa cấy 1/3 số lá phát triển trước khi cấy, ở ruộng mạ. 1/3 số lá phát triển sau khi cấy trong thời kỳ đẻ nhánh và 1/3 trong thời kỳ lúa làm giống” [1,339]. Qua theo dõi người ta cũng thấy rằng ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng mạnh tốc độ ra lá lớn. Thời kỳ bắt đầu ngừng sinh trưởng, tốc độ ra lá chậm lại và lá cũng ngừng phát triển. Sự ra lá của các giống lúa thể hiện qua bảng 6 và đồ thị 3:

Bảng 6: Động thái ra lá của các giống (lá)

TT Thời gian Giống 17/ 2 24/2 3/3 10/3 17/3 24/3 31/3 7/4 1 Xi23(đ.c) 9,5 10,6 11,3 11,7 12,8 13,9 14,6 15,1 2 PD314 7,2 8,4 9,8 10,2 10,8 11,7 12,5 12,7 3 CH206 8,3 9,5 10,7 11,1 11,8 13,0 13,6 14,0 4 TB12 9,2 10,2 11,2 11,3 12,2 12,8 13,3 13,8 5 TL3 8,3 9,0 10,1 10,6 11,5 12,5 12,9 12,9 6 CH208 8,5 9,4 10,3 11,5 12,2 13,3 13,6 14,1

* Động thái ra lá của các giống: Qua bảng 6 cĩ thể

thấy khác với động thái đẻ nhánh, sự ra lá của các giống lúa thí nghiệm diễn ra khá đều đặn theo thời gian. Số lá tăng dần và đạt cực đại khi lúa trổ, sau đĩ giữ nguyên cho đến khi chín. Số lá cuối cùng của các giống dao động trong

khoảng 12,7-15,1 lá. Giống cĩ số lá cuối cùng thấp nhất là PD314 (12,7 lá) thấp hơn Xi23 (đ.c) (15,1lá) 2,4 lá. Tiếp đến là các giống TL3 (12,9 lá), TB12 (13,8), CH206 (14,0 lá) và CH208 (14,1 lá) thấp hơn giống đối chứng lần lượt là 2,2; 1,3 1,1 và 1 lá. Giống đối chứng Xi23 cĩ số lá nhiều nhất 15,1 lá. Điều này đã phản ánh đúng mối quan hệ mật thiết giữa số lá và thời gian sinh trưởng. Xi23 là giống cĩ thời gian sinh trưởng dài nhất, tiếp theo là các giống TB12, CH206, CH208 và cuối cùng là PD314 và TL3.

* Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm: Tốc độ ra lá của các giống được biểu thị ở bảng 7 và đồ thị 4.

Bảng 7: Tốc độ ra lá cuả các giống (lá/ngày)

TT TG Giống TG 17/2- 24/2 25/2- 3/3 4/3- 10/3 11/3- 17/3 18/3- 24/3 25/3- 31/3 1/4- 7/4 1 Xi23 0,16 0,11 0,05 0,15 0,16 0,10 0,07 2 PD314 0,16 0,20 0,07 0,09 0,12 0,13 0,03 3 CH206 0,17 0,16 0,07 0,1 0,17 0,08 0,06 4 TB12 0,14 0,14 0,02 0,13 0,08 0,07 0,08 5 TL3 0,09 0,16 0,08 0,13 0,14 0,06 0,00 6 CH208 0,13 0,14 0,17 0,10 0,15 0,05 0,07

Qua đĩ chúng tơi thấy đồ thị ra lá của tất cả các giống đều cĩ đặc điểm chung là cĩ những đoạn lồi lõm khác nhau, hầu như cĩ 2 cực đại. Cực đại thứ nhất trong khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3, cực đại thứ hai trong khoảng nửa cuối tháng 3. Đây là hai khoảng thời gian cĩ nhiệt độ khá cao, tiết trời ấm áp thuận lợi cho sự ra lá. Đối chiếu vận tốc ra lá với các giai đoạn sinh trưởng của các giống chúng tơi nhận thấy vận tốc ra lá lớn nhất vào thời kỳ lúa đẻ nhánh là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng mạnh. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng phát triển vận tốc ra lá chậm dần

và đạt thấp. Diễn biến này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004 - 2005 tại trại giống lúa Phúc lý - Bố Trạch - Quảng Bình (Trang 44 - 47)

w