Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004 - 2005 tại trại giống lúa Phúc lý - Bố Trạch - Quảng Bình (Trang 32 - 38)

10 hạt 1000 P x chắc/bơng hạt số x 2 bơng/m Số

- Năng suất thực thu (tạ/ha)

- Hệ số kinh tế = NăngNăngsuất suất thựsinh vật c thuhọc

3.4.1.7. Phẩm chất của các giống- Tỷ lệ gạo xay(%) - Tỷ lệ gạo xay(%) - Tỷ lệ gạo giã (%) - Tỷ lệ bạc bụng (%) - Độ nở của cơm - Mùi thơm - Độ dẻo

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển theo dõi 7 ngày/ lần, theo phương pháp cố định cây: cứ một ơ thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 cây

- Tình hình sâu bệnh: theo dõi 5 ngày/lần

+ Sâu hại: chọn mỗi ơ 1m2 để đếm từng loại sâu hại

+ Bệnh: chọn 5 điểm trên 2 đường chéo gĩc, 1 điểm điều tra lấy 10 dãnh ngẫu nhiên. Điểm điều tra cách bờ 2 m.

- Số liệu thu thập được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học trên máy tính cầm tay và máy vi tính.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa.

Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính của giống, sự phản ứng với các yếu tố sinh thái, các biện pháp kỹ thuật. Nghiên cứu thời giai sinh trưởng và phát triển cĩ ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử

dụng đất và hiệu lực phân bĩn nhằm gĩp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nĩi về mối liên quan giữa thời giai sinh trưởng và phát triển với năng suất cây trồng Shouichi Youshida [13,143]cho rằng: " Các giống cĩ thời gian sinh trưởng quá ngắn cĩ thể khơng cho năng suất cao vì sự sinh trưởng dinh dưỡng hạn chế. Những giống cĩ thời gian sinh trưởng quá dài cĩ thể khơng cho năng suất cao vì sự sinh trưởng dư cĩ thể gây đổ ngã. Khoảng 120 ngày từ khi gieo đến khi chín dường như tối hảo cho năng suất tối đa ở mức đạm cao trong vùng nhiệt đới".

Bảng 1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống

T

Thời gian từ gieo đến.... (ngày)

Cấ y Bén rễ hồi xan h Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Là m địn g Bắ t đầ u trổ Kế t thú c trổ Tổng T.G.S.T 1 Xi23(đ.c) 38 45 51 92 99 123 127 154 2 PD314 38 44 50 90 90 112 116 144 3 CH206 38 46 53 91 92 113 119 145 4 TB12 38 46 52 86 94 116 121 145 5 TL3 38 45 50 92 85 104 109 139 6 CH208 38 45 50 90 94 117 122 147

Cây lúa trải qua nhiều thời kì sinh trưởng và phát triển khác nhau nhưng cĩ thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Qua số liệu bảng 1 cĩ thể thấy được chi tiết về thời giai sinh trưởng và phát triển của các giống lúa:

* Thời gian từ gieo đến cấy: Thời gian từ gieo đến cấy

của tất cả các giống là 38 ngày. Đây là giai đoạn mạ của cây lúa. Cây lúa phát triển từ phơi nhũ, lá ít, bộ rễ yếu, chất dinh dưỡng phần lớn được lấy từ nội nhũ hạt. Thời gian 38 ngày là khá dài do rét đậm vào đầu tháng 1.

* Thời gian bén rễ hồi xanh: Sau khi cấy lúa trải qua giai

đoạn hồi phục và bắt đầu ra lá và rễ mới. Các giống lúa thí nghiệm cĩ thời gian bén rễ hồi xanh dao động trong khoảng 44 - 46 ngày, mức độ chênh lệch khơng lớn. Giống cĩ thời gian bén rễ hồi xanh sớm nhất là PD314 (44 ngày) sớm hơn Xi23 (đ.c) một ngày, muộn nhất là 2 giống CH206 và TB12 (46 ngày) muộn hơn đối chứng 1 ngày. Ba giống TL3, CH208, Xi23 cĩ thời gian bằng nhau (45 ngày).

Nhìn chung, thời gian bén rễ hồi xanh của các giống khá ngắn (sau cấy 6 - 8 ngày) chứng tỏ sức sống khoẻ khả năng phục hồi nhanh, là bước khởi dầu tốt cho các thời kì sau.

* Thời gian bắt đầu đẻ nhánh: Giai đoạn này đến sớm hay muộn tuỳ thuộc vào giai đoạn bén rễ hồi xanh, phẩm chất mạ và đặc tính đẻ nhánh của từng giống. Nếu lúa đẻ nhánh sớm thì sẽ cĩ lợi, vì đẻ sớm thường kết thúc sớm, nhánh đẻ cĩ sức sống cao dễ trở thành nhánh hữu hiệu. Nắm được thời giai bắt đầu đẻ nhánh của từng giống để cĩ biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm thúc đẩy đẻ nhánh hữu hiệu, hạn chế nhánh vơ hiệu.

Thời gian bắt đầu đẻ nhánh dao động từ 50 - 53 ngày. Ba giống bắt đầu đẻ nhánh sớm nhất TL3, PD314, CH208(50 ngày), sớm hơn Xi23(đ.c) 1 ngày. Giống đẻ nhánh muộn nhất là CH206 (53ngày) muộn hơn Xi23 2 ngày, tiếp đến là TB12(52 ngày). Như vậy, các giống thí nghiệm bắt đầu đẻ nhánh sớm,sau khi bén rễ hồi xanh 5 - 7 ngày.

* Thời gian kết thúc đẻ nhánh: Quá trình đẻ nhánh bao gồm đẻ nhánh hữu hiệu và vơ hiệu. Những nhánh đẻ sớm vì

được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ngay từ đầu nên dễ dàng trở thành nhánh hữu hiệu. Ngược lại những nhánh đẻ muộn khơng đầy đủ dinh dưỡng, bị cạnh tranh gay gắt về ánh sáng thường trỏ thành nhánh vơ hiệu, hơn nữa nĩ lại tiêu hao dinh dưỡng khơng cần thiết. Song song với quá trình đẻ nhánh quá trình ra lá cũng diễn ra mạnh mẽ. Trong những nhánh hữu hiệu lại bắt đầu quá trình phân hố địng. Đây chính là thời gian tích luỹ và sử dụng nhiều dinh dưỡng, quá trình quang hợp và hơ hấp đều diễn ra mạnh. Vì vậy điều cần thiết trong thời kỳ này là phải rút ngắn thời gian đẻ nhánh, giúp cho lúa đẻ tập trung, hạn chế sợ nhánh vơ hiệu.

Thời gian đẻ nhánh một mặt phụ thuộc vào đặc tính đẻ nhánh của giống, mặt khác chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp kỹ thuật. Bĩn thúc sớm, rút bớt nước vào cuối thời kỳ đẻ nhánh là những biện pháp thường được áp dụng. Các giống lúa thí nghiệm cĩ thời gian kết thúc đẻ nhánh chênh lệch nhau khá nhiều. Thời gian kết thúc đẻ nhánh dao động trong khoảng 86 - 92 ngày. Giống cĩ thời gian kết thúc đẻ nhánh ngắn nhất là TB12 (86 ngày), sớm hơn so với giống đối chứng Xi23 (92 ngày) là 5 ngày. Tiếp đến là 2 giống CH208 và PD314 (90 ngày) sớm hơn Xi23 2 ngày. Giống CH206 cĩ thời gian kết thúc đẻ nhánh 91 ngày sớm đối chứng 1 ngày. Giống TL3 cĩ thời gian kết thúc đẻ nhánh bằng đối chứng (92 ngày). Như vậy các giống cĩ thời gian đẻ nhánh theo thứ tự tăng dần là: TB12 (34 ngày), CH206 (38 ngày), PD314 và CH208 (40 ngày), Xi23 (41 ngày) và TL3 (42 ngày).

Tĩm lại, các giống thí nghiệm cĩ thời gian đẻ nhánh khá tập trung trong điều kiện vụ đơng xuân. Hai giống TB12 và TH206 cĩ thời gian đẻ nhánh ngắn và tập trung nhất.

* Thời gian làm địng: Đối với những giống cĩ thời gian

sinh trưởng dài, quá trình làm địng thường lồng vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, làm cho hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng

và sinh trưởng sinh thực đan xen nhau. Thời gian làm địng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính của giống. Các giống thí nghiệm cĩ thời gian làm địng dao động trong khoảng 62-74 ngày. Giống bắt đầu phân hố địng sớm nhất là PD314 và TL3(62 ngày) sớm hơn Xi23 (đ.c) (77 ngày) 15 ngày. Tiếp đến là hai giống CH206 và CH208 cĩ thời gian làm địng 69 ngày sớm hơn đối chứng 8 ngày. Giống bắt đầu làm địng khá muộn là TB12(74 ngày) sớm hơn đối chứng 3 ngày.

* Thời gian bắt đầu trổ: Sau khi hồn thành quá trình

phân hố địng hình thành nên hoa lúa hồn chỉnh, cây lúa bước vào giai đoạn trổ bơng. Đánh dấu cho giai đoạn này là sự dài ra nhanh chĩng của thân, sự xanh lại của lá, sự xuất hiện của lá cuối cùng. Đây là khoảng thời gian quan trọng của quá trình sinh trưởng sinh thực của cây lúa. Thời gian bắt đầu trổ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, sự phản ứng của giống đối với điều kiện sinh thái nhất là ánh sáng. Cây lúa phải trải qua giai đoạn ánh sáng mới trổ bơng được. Các giống trồng trong vụ đơng xuân tuỳ theo giống ngắn ngày hay dài ngày cĩ thể cĩ thời gian trổ chênh lệch nhau ít hay nhiều.

Qua theo dõi, chúng tơi thấy rằng các giống thí nghiệm cĩ thời gian bắt đầu trổ dao động trong khoảng 104-123 ngày. Chênh lệch giữa giống trổ muộn nhất là Xi23 (123 ngày) và TL3 (104 ngày) là rất lớn 19 ngày. Các giống cĩ thời gian trổ muộn tương đương nhau là CH208 (117 ngày) và TB12 (116 ngày) sớm hơn Xi23 (đ.c) 6 và 7 ngày. Cịn hai giống CH206 (113 ngày) và PD314 (112 ngày) bắt đầu trổ sớm hơn đối chứng 10 và 11 ngày.

* Thời gian kết thúc trổ: Thời gian kết thúc trổ được

tính từ khi cĩ khoảng 85% số bơng trên ruộng trổ. Ruộng lúa trổ xong cũng là lúc quá trình thụ phấn, thụ tinh hồn thành. Thời gian kết thúc trổ sớm hay muộn tuỳ thuộc vào giống và

điều kiện tự nhiên. Nắm bắt được thời gian nàycủa các giống là cơ sở quan trọng để bố trí thời vụ sao cho lúa trổ bơng trong điều kiện thuận lợi, đặc biệt tránh giĩ tây khơ nĩng đến sớm trong điều kiện vụ đơng xuân ở miền Trung. Thời gian kết thúc trổ của các giống thí nghiệm chênh nhau khá nhiều. TL3 là giống cĩ thời gian kết thúc trổ sớm nhất (109 ngày) sớm hơn giống đối chứng 18 ngày. tiếp đĩ là các giống PD314 (116 ngày), CH206 (119 ngày), TB12 (121 ngày) và CH208 (122 ngày) sớm hơn đối chứng lần lượt là 11 ngày, 8 ngày, 6 ngày và 5 ngày. Khoảng cách giữa thời gian bắt đầu và kết thúc trổ (thời gian trổ bơng) của các giống dao động trong khoảng 4 - 6 ngày. Khoảng cách này ở hai giống PD314 và Xi23 là nhỏ nhất (4 ngày). Tiếp đến là TB12, TL3 và CH208(5 ngày) và cuối cùng là CH206 (6 ngày). Nhìn chung các giống cĩ thời gian trổ ngắn và khá tập trung.

* Tổng thời gian sinh trưởng: Tổng thời gian sinh trưởng

là một căn cứ để bố trí cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác. Với vùng chuyên canh lúa, nắm được tổng thời gian sinh trưởng để xác định thời gian sạ cấy, thời gian thu hoạch phù hợp là điều rất cần thiết để đảm bảo thời vụ. Tổng thời gian sinh trưởng của giống tuỳ thuộc vào đặc tính của nĩ và điều kiện sinh thái.

Trong vụ đơng xuân 2004-2005 ở Quảng Bình, tổng thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 139-154 ngày. Giống cĩ thời gian sinh trưởng ngắn nhất là TL3 (139 ngày), ít hơn giống đối chứng Xi23 (154 ngày) là 15 ngày. Tiếp đĩ là các giống PD314 (144 ngày), CH206 và TB12 (145 ngày), và CH208 (147 ngày) ít hơn đối chứng lần lượt là 10, 9 và 7 ngày. Giống cĩ tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là giống đối chứng Xi23 154 ngày.

Như vậy, với thời gian sinh trưởng từ 139 - 154 ngày trong điều kiện khí hậu Quảng Bình, tất cả các giống lúa thí

nghiệm đều là giống cĩ tổng thời gian sinh trưởng trung bình. Đây là những giống trung ngày phù hợp với việc bố trí cơ cấu hai vụ lúa trong năm của tỉnh.

Một phần của tài liệu So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004 - 2005 tại trại giống lúa Phúc lý - Bố Trạch - Quảng Bình (Trang 32 - 38)

w