Quyền giữ tài sản quy định trong pháp luật dân sự (property lien)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 46 - 47)

Có điều không ổn về kỹ thuật lập pháp về dân sự là toàn bộ chế định về GDBĐ lẽ ra phải được đặt trong phần thứ hai quy định về tài sản và quyền sở hữu, vì bản chất của những giao dịch có bảo đảm tài sản thì đa số là những bảo đảm bằng vật quyền (quyền của chủ sở hữu tài sản hay của người chiếm hữu hợp pháp tài sản, là quyền đối vật hay còn gọi là vật quyền - real rights).

BLDS 2005 vẫn tiếp tục thiếu sót của BLDS 1995 là quy định các bảo đảm tại phần quy định về nghĩa vụ, có lẽ với tư duy rằng sử dụng bảo đảm tài sản như là biện pháp để thực hiện nghĩa vụ - nghĩa là nhấn mạnh hành vi của bên đưa ra bảo đảm để có được lợi ích vật chất. Trong khi về ý nghĩa của bảo đảm chính lại là các quyền của chủ nợ có tài sản (rights of property"s crediators) đó là quyền được bảo đảm bằng tài sản, hoặc do hai bên thoả thụân, hoặc do pháp luật cho phép.

Tất cả những chủ nợ nào trong bất kể quan hệ tài sản gì mà có bảo đảm thì anh/chị ta sẽ luôn được pháp luật bảo hộ nhằm tránh các rủi ro vì có thể bị mất quyền chi phối tài sản mà mình đang có quyền hợp pháp đối với nó. Những chủ nợ đó có hai cách để được bảo đảm: thứ nhất, người đó chiếm hữu tài sản (chiếm giữ hiện hữu và có quyền nhất định đối với tài sản đó), đó là bảo đảm hoàn hảo (perfect) nhất; thứ hai là không chiếm hữu tài sản thì phải đăng ký các dịch chuyển pháp lý tài sản như: kiến tạo/làm ra tài sản mới, chuyển dịch số phận pháp lý tài sản không bằng hình thái mua bán và tặng

cho, tạo nên quyền sở hữu đối với tài sản. Chính việc đăng ký đó đã làm cho chủ nợ dù nhận được bảo đảm của bên kia (bên thế chấp chẳng hạn) mới trở nên hoàn toàn tránh được rủi ro nếu có phải rơi vào tình trạng tranh chấp thứ tự ưu tiên thì chủ nợ có bảo đảm đăng ký luôn được ưu tiên trước các chủ nợ không đăng ký bảo đảm.

Đây là một loại quyền không phát sinh do các bên thoả thuận mà do luật quy định dựa trên nguyên tắc công bằng. Mặt khác, việc tham khảo lại không đầy đủ, theo đó các biện pháp như quyền cầm giữ tài sản, quyền ưu tiên (từ quyền khiếu nại) hết sức phổ biến trong đời sống dân sự liên quan đến tài sản lại không được quy định và BLDS 2005 vừa rồi cũng không bổ sung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 46 - 47)