Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được quy định bởi pháp luật dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 42 - 44)

luật dân sự

a) BLDS 2005:

Khái niệm và nội dung của Khoản 2, Điều 320 của BLDS 2005 quy định như sau:

Điều 320. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết [9, tr. 70].

b) Nghị định 165 năm 1999:

Khoản 7 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Nghị định số 165 của Chính phủ năm 1999 Về giao dịch bảo đảm… hướng dẫn thi hành BLDS 2005 có định nghĩa như sau:

Tài sản hình thành trong tương lai" là động sản, bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình đang xây dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận [1, tr. 2].

Điều 4 Nghị định này cũng quy định:

Điều 4. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1. Các bên được thoả thuận về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trong tương lai.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp các bên

không thoả thuận khác và pháp luật không quy định khác thì nghĩa vụ được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

3. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản, kể cả tài sản hình thành trong tương lai bằng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm.

Khoản 2 Điều 11 Nghị định này cũng quy định:

Trong trường hợp cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, thì khi bên cầm cố, thế chấp có quyền sở hữu đối với tài sản đó, các bên có thể thoả thuận lập phụ lục hợp đồng, trong đó mô tả tài sản, giá trị của tài sản, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

c) Thông tư 06 năm 2002:

Thông tư số 06 hướng dẫn Nghị định 165 về GDBĐ quy định khá chi tiết các tình huống, theo đó sau khi xác lập giao dịch mà tài sản có thể chưa hình thành ở thời điểm giao kết, có thể đang hình thành một phần hoặc gần xong ... thì định tính "tương lai" đó là do các bên thoả thuận: [2, tr. 3-4]

3. Về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 165

Các bên được thoả thuận về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai và có thể lựa chọn tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

3.1 Tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản đó chưa tồn tại; chỉ sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản mới được hình thành và thuộc sở hữu của bên bảo đảm (ví dụ: cầm cố bằng tài sản là tàu biển được đóng sau khi Ngân hàng cho vay vốn);

3.2 Tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản có thể là hàng hoá đang được sản xuất, công trình đang được xây dựng; chỉ sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản mới được hình thành đồng bộ và thuộc sở hữu của bên bảo đảm (ví dụ: cầm cố dây chuyền sản xuất đang được lắp ráp, thế chấp nhà ở đang được xây dựng);

3.3 Tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản đang tồn tại, nhưng chưa hoàn tất thủ tục xác nhận quyền sở hữu của bên bảo đảm; chỉ sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm bằng việc hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu như mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế;

3.4 Nguồn thu nhập hợp pháp theo các căn cứ được quy định tại Điều 176 của Bộ Luật Dân sự mà bên cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có được sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm.

Cách hiểu kiểu cũ tài sản hình thành trong tương lai theo nghĩa vật lý cơ học là bị cứng, trong khi nghĩa của đối tượng thế chấp ở đây là tài sản theo nghĩa rộng bao gồm cả quyền tài sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 42 - 44)