Bối cảnh và kết quả thực thi công ước quốc tế liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 51 - 53)

Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập 12 Công ước và Nghị định thư quốc tế về hàng hải (Phụ lục 2). Đã ký kết 17 Hiệp định hàng hải và một số thỏa thuận khác với các nước ASEAN và một số quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hàng hải (Phụ lục 3). Trước năm 1993, Việt Nam chưa ký kết hoặc gia nhập bất kỳ Công ước quốc tế nào về hàng hải. Đây là cơ sở pháp luật quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác về hàng hải giữa nước ta với các Quốc gia khu vực và thế giới.

Bộ luật hàng hải 1990 là một trong những văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh của Việt Nam sớm vận dụng quy định của nhiều điều ước và tập quán quốc tế để áp dụng vào thực tiễn nước ta, nên đã tạo điều kiện cho ngành Hàng hải sớm hội nhập với hoạt động hàng hải thế giới. Tuy nhiên, việc vận dụng điều ước và tập quán hàng hải quốc tế vào nội dung của Bộ luật Hàng hải 1990 mới chỉ là bước đầu, nên không tránh khỏi những hạn chế vì hiện nay nước ta chỉ mới ký kết hoặc gia nhập 12 trong số trên 60 công ước quốc tế về hàng hải. Phần lớn các công ước này đều đã được sửa đổi, bổ sung và nhiều công ước chỉ có rất ít nước tham gia, nhưng lại được đa số các quốc gia vận dụng vào luật hàng hải của nước mình. Do đó, sự chủ động, tích cực của nước ta trong việc tổ chức thực hiện các điều ước hàng hải quốc tế đã góp phần thúc đẩy ngành Hàng hải phát triển theo hướng chính quy, hiện đại. Điều này đã góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trong cộng đồng hàng hải thế giới. Một số công ước liên quan đến việc bảo đảm tài sản trong hoạt động hàng hải được vận dụng và nội luật hoá trong Bộ luật hàng hải năm 2005 của nước ta. Chẳng hạn, trên cơ sở tham khảo Công ước quốc tế về cầm giữ và thế chấp hàng hải năm 1993, Bộ luật hàng hải năm 2005 quy định về thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:

1. Ưu tiên giải quyết theo thứ tự các khiếu nại quy định tại Điều 37; khiếu nại tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại khác thì xếp ưu tiên cao hơn;

2. xếp ngang nhau các khiếu nại trong cùng một khoản quy định tại Điều 37; giải quyết theo tỷ lệ giá trị giữa các khiếu nại đó;

3. các khiếu nại phát sinh trong cùng một thời điểm phải là từ cùng một sự kiện;

4. ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại liên quan đến chuyến đi cuối cùng;

5. giải quyết các khiếu nại từ một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều chuyến đi cùng với các khiếu nại liên quan đến chuyến đi cuối cùng;

6. khiếu nại về tiền công cứu hộ phát sinh sau được giải quyết trước các khiếu nại khác [7, tr. 14].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 51 - 53)