TRONG PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM
Ngay từ năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020. Một trong những quan điểm phát triển về ngành vận tải nói chung trong đó có dịch vụ hàng hải và công nghiệp đóng tàu của Chính phủ đến năm 2020 đã được xác định:
"Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn,
giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương tiện vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới tự sản xuất được các phương tiện vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu và chế tạo ôtô để sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới." [15, tr. 2].
Việc mới gia nhập WTO của Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp đóng tàu và dịch vụ sửa chữa tàu biển của nhà nước và tư nhân nước đứng trước cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức về thu hút vốn của các nhà đầu tư, là chính sách bảo hộ không còn, là những cuộc chiến pháp lý gia tăng khi phạm vào bất kể quy tắc nào trong hợp đồng v.v... Để tạo thêm cơ hội kinh doanh an toàn, giảm thiểu rủi ro, khiến doanh nghiệp tự tin đối mặt với các thách thức và chấp nhận tham gia cuộc cạnh tranh đang đến, đó một trong nội dung pháp luật về quyền bảo đảm của các chủ nợ đối với tàu biển trong đó có:
- Quyền Thế chấp tàu biển hình thành trong tương lai; quyền thế chấp quyền cho thuê tàu
- Quyền giữ tàu biển đang đóng; quyền giữ tàu biển sửa chữa.