hàng hải
a) BLHH 2005:
Điều 33. Thế chấp tàu biển Việt Nam:
1. Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp giữ; 2. Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho người nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 3. Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam; 4. Các quy định về thế chấp tàu biển cũng được áp dụng đối với việc thế chấp tàu biển đang đóng.
b) Nghị định 49 năm 2006:
Nghị định này quy định rất mờ nhạt về "tàu đang đóng" và cũng chỉ về quy phạm đăng ký tàu mà thôi. Những vấn đề sau rất cần quy định thì lại chưa có trong văn bản này: [3, tr. 3-4]
- Khái niệm và bản chất "tàu đang đóng";
- Phạm vi và nội dung giao dịch bảo đảm tàu đang đóng;
- Quan hệ giữa bên đầu tư đặt đóng và bên nhận đặt đóng với các quyền và nghĩa vụ;
Đặc biệt là việc thế chấp tàu đang đóng với các tình huống thế nào, với các tranh chấp thứ tự ưu tiên đối với tàu đang đóng có thực sự là áp dụng tương tự như thế chấp tàu biển thông thường không?
Nghị định này chỉ quy định về Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng:
Đ i ề u 1 2 . Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng
Chủ tàu phải nộp chơ cơ quan đăng ký tàu biển khu vực các giấy tờ sau đây:
1. Các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Hợp đồng đóng tàu.
3. Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu.
Bên cạnh đó, Phụ lục VII của Nghị định quy định về mẫu Giấy chứng nhận đăng
ký tàu biển đang đóng, theo đó các thông số cơ bản của tàu biển đang đóng xin đăng ký
phải được ghi đầy đủ.
Như vậy, dù các văn bản trên về dân sự đã quy định, giải thích và hướng dẫn cụ thể về việc hiểu và áp dụng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai theo nghĩa rộng, nhưng năm 2005 BLHH mới thay thế vẫn chỉ dừng ở khái niệm tàu đang đóng thay vì cần áp dụng khái niệm "tàu biển hinh thành trong tương lai để phù hợp
với khái niệm và nội dung tại Khoản 2 Điều 320 BLDS 2005; các Điều 2, 4, và 11 Nghị định 165; và Điểm 3 của Thông tư 02 - là những quy định gốc về GDBĐ.
Khái niệm "tàu hình thành trong tương lai" có nội hàm rộng hơn khái niệm "tàu đang đóng" mà BLHH 2005 đã quy định tại Khoản 4 Điều 33. Như vậy, "tàu đang đóng" trong BLHH 2005 được xem như là một khái niệm hẹp. Do đó, cần mở rộng khái niệm tàu đang đóng trong pháp luật hàng hải rộng hơn với khái niệm ‘tàu biển hình thành trong
tương lai’, theo đó một giao dịch đóng tàu có hiệu lực thì bên đóng tàu có thể thế chấp tàu dù tàu đó chưa hề được đóng trên thực tế.
Điều này là đáng tiếc về mặt lập pháp, vì về nguyên tắc áp dụng văn bản về lĩnh vực GDBĐ trong các giao dịch hàng hải, phải trên cơ sở chế định GDBĐ đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật dân sự kể trên.
Tóm lại, Khoản 4, Điều 33 của BLHH 2005 cần được sửa đổi theo hướng mở
rộng đối tượng thế chấp là "tàu biển hình thành trong tương lai"; một Nghị định khác cần được xây dựng quy định việc áp dụng các bảo đảm của chủ nợ tàu và những bảo đảm nghĩa vụ khác liên quan đến tàu biển.