Tại Dự thảo Nghị định GDBĐ (lần thứ 11) quy định chi tiết, hướng dẫn BLDS 2005 về GDBĐ để thay thế Nghị định 165 năm 1999, Điều 3 Giải thích từ ngữ có một số khái niệm về hai bên chủ thể trong quan hệ bảo đảm mà việc tiếp cận nó cũng là cách để hiểu về thuật ngữ này:
a) Bên bảo đảm
Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ; bên bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh; tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp;
Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong quan hệ tín chấp.
Tuy nhiên, khái niệm bên nhận bảo đảm và bân bảo đảm chỉ cần đưa thuộc tính về quan hệ giữa chủ nợ với con nợ để xét bản chất quan hệ giao dịch nào đó mà có yếu tố bảo đảm tài sản thì đương nhiên sẽ có bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm. GDBĐ có tính phổ thông xác định bên có quyền thường là chủ nợ (bất kể chủ nợ gì) và bên kia có nghĩa vụ, nếu chủ nợ có bảo đảm thì chủ nợ chính là bên nhận bảo đảm và bên có nghĩa vụ đưa ra một bảo đảm tài sản thì đó là bên bảo đảm Mặt khác, quan hệ bảo lãnh không liên quan gì đến quan hệ bảo đảm, mà chỉ cần bất kể chủ thể nào trong quan hệ bảo lãnh đưa ra một bảo đảm tài sản để lấy một lợi ích thì ngay lập tức, người đưa ra bảo đảm đã thiết lập quan hệ bảo đảm theo đó tư cách người này là bên bảo đảm và bên kia sẽ là bên nhận bảo đảm.
Luật của Cộng hoà Belarus tại Điều 1 quy định về quyền cầm giữ (lien) đã cho thấy hai bên trong một quan hệ bảo đảm ra sao:
Cầm giữ là một biện pháp bảo đảm đầy đủ một trái vụ, theo đó bên chủ nợ (bên nhận bảo đảm) có quyền trong truờng hợp bên nợ (bên bảo đảm) không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, được cầm giữ tài sản để bảo đảm, thoả mãn yêu cầu của bên chủ nợ đối với chi phí cho tài sản đã cầm cố (predominantly) trước các chủ nợ khác, được quy định theo pháp luật của Cộng hòa Belarus [37,
tr. 2]
Tóm lại, cùng gặp nhau ở điểm là không hệ thống pháp luật nào đưa ra khái niệm
"GDBĐ", nhưng có hai cách để hiểu về giao dịch có bảo đảm: Một là: định nghĩa cụ thể về một số loại bảo đảm như cầm cố, thế chấp, và cầm giữ; Hai là: theo nghĩa chung nhất về lợi ích bảo đảm. Dù với hai cách định nghĩa đó, khái niệm về giao dịch có bảo đảm
vẫn toát lên nội hàm chính là: bảo đảm cho khoản thanh toán hay nghĩa vụ có nợ.