Quyền giữ tàu quy định trong pháp luật hàng hải (lien the ship)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 47 - 48)

Trong khi đó, giao dịch này nếu được áp dụng trong quy định về hàng hải cũng là bình thường trong quan hệ giữa chủ đầu tư thuê sửa chữa tàu biển với bên được thuê thường là công ty sửa chữa tàu biển. BLHH 2005 cũng không có quy định này (chỉ có thế chấp tàu biển). Chế định này nếu được xây dựng sẽ mở ra sân pháp lý để các giao dịch sửa chữa tàu biển được bảo hộ, an toàn và khả thi. Chế định "cầm giữ tàu biển" được áp dụng trong giao dịch về dịch vụ sửa chữa tàu biển là hết sức cần thiết đối với ngành dịch vụ hàng hải phát triển để thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ tư nhân và nâng cao năng lực kinh doanh dịch vụ của công ty Nhà nước phù hợp với mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, chế định "cầm giữ hàng hải" là chế định đã trở nên quốc tế hoá, mà BLHH 2005 đã quy định một số vấn đề cơ bản. Vậy, về bản chất thì quyền Cầm giữ Hàng hải có phải là một trái quyền không? Điểm này pháp luật về thương mại và hàng hải của Việt Nam đều chưa làm rõ, nhất là BLDS 2005 - đạo luật gốc quy định về GDBĐ chưa phân định rõ, thậm chí chưa quy định quyền ưu tiên (nêu ở chương 1 khái niệm GDBĐ).

Mặt khác, quyền giữ tài sản là một chế định bảo đảm phổ biến và truyền thống theo pháp luật dân sự các nước hệ thống Luật Lục địa, nhưng Bộ luật Dân sự 2005 của nước ta không coi đó là một chế định bảo đảm tài sản vì đã đặt nó ở chế định hợp đồng, chứ không thuộc chế định GDBĐ [1, tr. 68-80]. Như vậy, quyền cầm giữ hàng hải được áp dụng cụ thể trên cơ sở pháp luật nào được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005?

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pot (Trang 47 - 48)