Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường trung cấp sư phạm mầm non Thái Binh (Trang 67 - 70)

V- Thành phần giao tiếp: gồm các kỹ năng sau

Chơng 3 Kết quả nghiên cứu

3.1.4. Thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ.

Kết quả bảng 4 cho thấy kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ học sinh thực hiện ở mức độ tốt hơn các kỹ năng ở thành phần nhận thức, thiết kế, kết cấu. Điều này thể hiện ở chỗ học sinh thực hiện các kỹ năng ở mức độ giỏi cao hơn (13,5%) so với các nhóm kỹ năng trên. Mức khá cũng ngang bằng các nhóm kỹ năng trên. Mức trung bình, yếu kém thấp hơn so với các nhóm kỹ năng đã trình bày ở trên. Đây là nhóm kỹ năng đạt điểm số trung bình cao nhất (75%) so với chuẩn. ở nhóm kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ hầu hết học sinh nắm vững lý thuyết, thực hành ít sai sót. Nhiều em đã biết thực hành một cách linh hoạt, sáng tạo không cần có sự giám sát của giáo viên.

Trong 4 kỹ năng của thành phần thực hiện nhiệm vụ thì kỹ năng “Phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý, hấp dẫn. Tiến hành đúng các bớc quy định” có điểm số trung bình 1 kỹ năng cao nhất (0,433). kỹ năng “biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu

cầu của nhóm mẫu giáo 5 - 6 tuổi có điểm số trung bình thấp nhất (0,335). Bảng 4. Mức độ các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ (điểm tối đa là 2; mỗi kỹ năng, điểm cao nhất là 0,5đ; số học sinh =54; tần số xuất hiện ở 4 kỹ năng là 216)

stt Nội dung Mức1 (ke) 0,1đ Mức2 (y) 0,2đ Mức3 (tb) 0,3đ Mức4 (kh) 0,4đ Mức5 (g) 0,5 Điểm tb của 1 KNX

1 Biết phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý, hấp dẫn, tiến hành đúng các bớc quy định 1 5 28 21 11 0,433 2 Biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu cầu của nhóm mẫu giáo 5- 6 tuổi 1 3 24 24 2 0,335 3 Phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ 1 3 22 20 8 0,357 4 Biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi 1 2 16 25 10 0,375 Tổng % 4 1,8% 13 6% 90 41,7% 80 37,0% 29 13,5% 1,5 75% 2 kỹ năng phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ; biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi có điểm số trung bình tơng đối cao (0,357 và 0,375) so với các kỹ năng của các nhóm kỹ năng vừa trình bày ở trên.

Nguyên nhân thực trạng các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ đạt ở mức tơng đối cao vì đây là nhóm kỹ năng học sinh thực hiện thờng xuyên không những đối với trò chơi toán học mà còn ở tất cả các trò chơi khác nh trò chơi phân vai theo chủ đề, trò chơi với chữ cái, trò chơi âm nhạc...trong chơng trình CSGD trẻ mầm non có ít nhất 6 loại trò chơi có luật. Ngày nào học sinh cũng phải hớng dẫn 1 trò chơi có luật vào buổi chiều do đó kỹ năng phổ biến luật chơi, nội dung chơi tơng đối thuần thục.

Mặc dù nhiều em hớng dẫn luật chơi rất tốt nhng cũng có một số em h- ớng dẫn luật chơi còn ấp úng, cha hấp dẫn thậm chí còn có em không phổ biến đợc luật chơi, nội dung chơi. Yêu cầu phổ biến luật chơi đối với trẻ mầm non phải rõ ràng, ngắn gọn, có thể kết hợp vừa phổ biến luật chơi vừa làm mẫu với đồ dùng trực quan điều này học sinh làm cha thuần thục vì các em đợc tập luyện ít.

Kỹ năng biết chơi cùng trẻ khi cần thiết là kỹ năng học sinh thực hiện yếu nhất trong nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện, ở đây nguyên nhân chủ quan chiếm vai trò quan trọng. Không phải học sinh nào cũng chơi cùng trẻ đợc. Để chơi đợc cùng trẻ học sinh phải tập làm trẻ và có khả năng quan sát tốt, tính linh hoạt và khả năng giao tiếp tốt. Điều khiển trẻ là công việc tơng đối khó. Để điều khiển trẻ làm việc tốt, giáo viên phải có kinh nghiệm, nắm rất vững tâm lý của từng trẻ trong nhóm. Đối với học sinh khó khăn nhất trong quá trình thực tập là việc điều khiển trẻ làm việc vì học sinh cha có kinh nghiệm điều khiển trẻ làm việc, cha hiểu hết tâm lý trẻ. Không thể dùng các biện pháp cứng rắn, áp dụng lý thuyết một cách máy móc để điều khiển trẻ đợc. Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chỉ khi nắm đợc hết điểm mạnh, điểm yếu của chúng mới điều khiển nổi. Chỉ trong thời gian ngắn đi thực tập học sinh cha có đủ thời gian để tìm hiểu hết mọi trẻ. Hơn nữa quy luật tâm lý lan toả thể hiện rất rõ ở độ tuổi mẫu giáo, ví dụ nếu nh một em không nghe lời thì cả nhóm không nghe lời cô giáo. Do đó để làm đợc cô giáo mầm non thì học sinh phải có tính kiên trì cao, nắm chắc tâm lý trẻ em ở các độ tuổi.

Kỹ năng phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ, biết đánh giá nhận xét kết quả chơi học sinh làm tơng đối tốt nhng còn một số sai sót sau: Kỹ năng uốn nắn những sai sót của trẻ học sinh thực hiện nhng cha khéo, Ví dụ có em uốn nắn ngay khi các cháu làm sai, nh vậy sẽ làm giảm hứng thú chơi ngay của trẻ, có em uốn nắn bằng cách nói lại luật chơi nhng nói quá dài cũng làm giảm hứng thú chơi của trẻ. Kỹ năng đánh giá kết quả chơi của trẻ cũng còn nhiều sai sót. Ví dụ học sinh luôn khen trẻ, khen ngay cả khi cháu thực hiện sai.

Đây là điều không nên làm đối với các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Cách đánh giá này làm cho trẻ luôn luôn ở t tởng tự mãn, không đơng đầu đ- ợc với thất bại sau này. Thích khen, ghét chê là tâm lý chung của mọi mgời, nh- ng ngời lớn không nên dùng biện pháp “khen cả khi sai” để làm hài lòng trẻ mà phải giúp trẻ nhìn nhận đợc cái sai của mình, trò chơi là biện pháp tốt nhất để giáo dục tố chất này trong nhân cách của trẻ. Học sinh cha hiểu hết tầm quan trọng của việc nhận xét đánh giá nên hầu nh sử dụng phơng pháp khen là chính.

Nh vậy các kỹ năng thuộc thành phần thực hiện nhiệm vụ là các kỹ năng học sinh thực hiện tơng đối tốt. Học sinh nắm đợc lý thuyết, thực hành ít sai sót hơn vì nhóm kỹ năng này đợc thực hiện thờng xuyên không những ở trò chơi toán học mà còn ở tất cả các trò chơi học tập khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của học sinh trường trung cấp sư phạm mầm non Thái Binh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w