Thực trạng công tác kế toán nhập,xuất và bảo quản Nguyên vật liệu tại công ty In Hàng không:

Một phần của tài liệu tg232 (Trang 54 - 57)

Nguyên vật liệu tại công ty In Hàng không:

1. Công tác quản lý Nguyên vật liệu tại công ty:

Do đặc thù của ngành in, nguyên vật liệu chính của công ty sử dụng là giấy, mực in, bản kẽm. Trong mỗi loại đó lại bao gồm nhiều loại khác nhau nên việc quản lý cũng phải phù hợp với từng đối tợng.

Đối với các loại giấy đợc quản lý chặt chẽ về mặt số lợng, chủng loại, quy cách, giá cả...cả ở khâu nhập và xuất kho sao cho vừa đảm bảo chất lợng yêu cầu, tiết kiệm đợc chi phí, khâu vận chuyển cũng phải đợc chú trọng để có thể hạn chế tối đa hao hụt không đáng có. Việc bảo quản giấy nói riêng và bảo quản nguyên vật liệu của công ty nói chung cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Kho tàng phải đợc trang bị các phơng tiện cần thiết để đảm bảo cho giấy không bị ẩm mốc, nhàu nát, h hỏng làm kém phẩm chất.

Đối với các loại mực, kẽm cũng đợc quản lý chặt chẽ về mặt số l- ợng, chất lợng, luôn đảm bảo cho chất lợng của các sản phẩm in, phát hiện kịp thời mức độ và nguyên nhân thừa thiếu và có biện pháp hữu hiệu nhất để xử lý kịp thời.

Đối với các nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và phế liệu, việc quản lý số lợng, chất lợng, quy cách chủng loại cũng luôn đợc chính xác, đầy đủ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ cũng nh sử dụng.

Công ty luôn xác định đợc mức dự trữ hợp lý nhất đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn nhng cũng không tích trữ quá nhiều làm giảm giá trị sử dụng của chúng.

Cụ thể mức dự trữ đầu 01/ 2005 là: - Giấy: 2000 kg.

- Mực in:

- Kẽm:1500 tấm.

Khi xuất dùng luôn đợc phản ánh chính xác số lợng, giá trị, tính số Nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, Nguyên vật liệu luôn đợc phân bổ cho các đối tợng sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, kế toán thực hiện đầy đủ các quy định về lập sổ danh điểm Nguyên vật liệu, thủ tục lập và luân chuyển chứng từ, mở các sổ hạch toán tổng hợp và chi tiết Nguyên vật liệu theo đúng chế độ quy định và theo dõi sự biến động của Nguyên vật liệu. Kết hợp theo dõi, kiểm tra, đối chiếu Nguyên vật liệu giữa kho và phòng kế toán, xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất

trong công tác quản lý, sử dụng Nguyên vật liệu cho toàn doanh nghiệp nói chung và các phân xởng, tổ sản xuất nói riêng.

Nh vậy, quản lý chặt chẽ Nguyên vật liệu từ khâu thu mua tới khâu bảo quản, sử dụng và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác kế toán Nguyên vật liệu nói riêng và trong công tác kế toán quản lý tài sản nói chung của công ty.

Thực hiện đợc điều đó đã góp phần không nhỏ cho công ty vào việc hoàn thành, thậm chí vợt mức kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và kế hoạch phân phối.

2. Công tác kế toán:

2.1 Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu.

2.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến viêc nhập, xuất Nguyên vật liệu phải lập chứng từ kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ quy định:

- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 – VT). - Phiếu xuất kho ( mẫu 02 – VT).

- Biên bản kiểm kê vật t (mẫu 08 – VT). - Hoá đơn GTGT (mẫu 01 GTKT – LN). - Hoá đơn bán hàng( mẫu 02 GTKT – LN). - Hoá đơn cớc phí vận chuyển(mẫu 03 – BH). - Thẻ kho (mẫu 06 – VT).

Đối với các chứng từ này phải lập đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phơng pháp lập, ngời lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ bắt buộc sử dụng thống

nhất theo quy định của Nhà nớc, có thể sử dụng thêm các chứng từ hớng dẫn sau:

- Phiếu xuất vật t theo hạn mức (mẫu 04 – VT). - Biên bản kiểm nghiệm (mẫu 05 – VT).

- Phiếu báo vật t còn lại cuối kỳ (mẫu 07 – VT). 2.1.2. Phơng pháp hạch toán chi tiết:

Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu đợc tiến hành tại kho và phòng kế toán. Hiện nay, công ty đang áp dụng theo phơng pháp ghi thẻ song song:

Một phần của tài liệu tg232 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w