Viện kiểm sát
Trách nhiệm bồi thường của ngành kiểm sát trong TTHS là nặng nề hơn rất nhiều so với với ngành công an. Bởi ngoài trách nhiệm bồi thường với tư cách là cơ quan truy tố công dân ra trước Tòa án và kết quả xét xử của Tòa án là công dân đó vô tội thì Viện kiểm sát còn phải bồi thường với tư cách chủ thể phê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra (chúng tôi đã đề cập tới nguyên nhân vì sao phải đặt trách nhiệm bồi thường lên Viện kiểm sát trong phần 2.2.1). Về trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát với hoạt động truy tố của mình, theo quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 10 Nghị quyết số 388, Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp:
- Tòa sơ thẩm tuyên bố bị cáo vô tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật; - Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
- Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vần giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
Riêng đối với việc BTTH về tài sản thì cơ quan nào ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản thì cơ quan đó có trách nhiệm BTTH cho người bị oan phát sinh từ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản. Thiệt hại phát sinh từ việc thu giữ tài sản là bưu kiện, bưu phẩm theo Điều 119 BLTTHS thì cơ quan ra lệnh thu giữ vẫn phải bồi thường mặc dù trong trường hợp bình thường, lệnh thu giữ đó phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành.
Tới thời điểm ngày 22/11/2005, ngành kiểm sát nhân dân có 75 trường hợp bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường, trong đó có 20 người do Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra vì những người này đã bị bắt, tạm giam theo các lệnh của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn, 29 người