Các quy định của pháp luật về thủ tục bồi thường

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tốtụng hình sự ởViệt Nam hiện nay (Trang 46 - 48)

Về nguyên tắc, việc giải quyết BTTH phải kịp thời, công khai và đúng pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm BTTH hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan, thân nhân của người bị oan; người bị oan được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm BTTH với người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ; nếu không thương lượng được thì người bị oan, thân nhân của người bị oan hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cụ thể hóa nguyên tắc này, các quy định tại Điều 11 và 12 Nghị quyết số 388 khẳng định: cơ sở để tiến hành giải quyết bồi thường là người bị oan hoặc thân nhân của họ phải có đơn yêu cầu bồi thường gửi tới cơ quan có trách nhiệm bồi thường và thủ tục giải quyết bồi thường được thực hiện theo hai bước. Bước thứ nhất: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng về việc bồi thường với người đệ đơn yêu cầu. Hai bên sẽ tự tiến hành thương lượng mà không có sự có mặt của bên thứ ba. Nếu các bên thương lượng thành thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường chấm dứt ngay ở bước thứ nhất. Nếu việc BTTH không giải quyết được ở bước thứ nhất này thì Tòa án mới thụ lý đơn và giải quyết đơn yêu cầu bồi thường và chuyển sang bước thứ hai. Bước thứ

hai: thời hạn 30 ngày kể từ ngày công dân nộp đơn yêu cầu bồi thường đã hết, mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tiến hành thương lượng hoặc thương lượng không thành hoặc thương lượng thành, nhưng cơ quan có trách nhiệm bồi thường không thực hiện những cam kết thương lượng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thương lượng, thương lượng thành nhưng hết thời hạn thực hiện cam kết tại biên bản thương lượng hoặc kể từ ngày thương lượng không thành, công dân có quyền đệ đơn yêu cầu bồi thường đến Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người bị oan cư trú hoặc làm việc để giải quyết. Nếu trong thời hạn nói trên mà có lý do bất khả kháng, người yêu cầu không thể nộp đơn yêu cầu trong thời hạn luật định thì thời hạn nộp đơn yêu cầu được tiếp tục tính từ ngày hết lý do bất khả kháng.

Như vậy, Nghị quyết số 388 không qui định thời hạn nộp đơn yêu cầu bồi thường. Pháp luật một số nước trên thế giới quy định chỉ được nộp đơn yêu cầu bồi thường trong một thời hạn nhất định, nếu quá thời hạn đó thì đơn yêu cầu không được xem xét. Có thể coi đây là một qui định mở của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho công dân có điều kiện bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, cái "tâm" của Nhà nước đối với công dân là người bị oan do hành vi trái pháp luật của Nhà nước còn phải được thể hiện ở việc Nhà nước phải tự giác, tự nguyện thực hiện việc bồi thường ngay cả khi công dân chưa yêu cầu bồi thường, điều này vẫn chưa được pháp luật hiện hành quy định.

2.2. THC TRNG VIC ĐẢM BO QUYN CA CÔNG DÂN ĐƯỢC BI

THƯỜNG THIT HI CA CÁC CƠ QUAN T TNG

Như đã trình bày, theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 24 BLTTHS, Điều 624 BLDS và Điều 10 Nghị quyết số 388), cơ quan nào có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân trong TTHS, cơ quan đó có trách nhiệm bồi thường. Do đó, ý thức chủ quan của mỗi cơ quan trong việc bồi thường cho công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ và hiệu quả bồi thường cho công dân.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tốtụng hình sự ởViệt Nam hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)