Những hạn chế còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư bộ kế hoạch đầu tư (Trang 74 - 76)

III. ĐÁNHGIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨMĐỊNH.

2. Những hạn chế còn tồn tại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong công tác thẩm định dự

án, Vụ Thẩm định cũng còn tồn tại một số hạn chế trên các mặt:

2.1 Về quy trình thẩm định.

Nhìn chung quy trình thẩm định còn nhiều điều bất cập từ khâu tiếp

nhận hồ sơ đến tổ chức thẩm định và ra quyết định.Đối với những dự án

mà Bộ KH&ĐT được phân cấp thẩm định thì trong quá trình tiếp nhận hồ sơ dự án phải qua Văn phòng Bộ sau đó mới chuyển tới Vụ thẩm định và

giám sát đầu tư chứ Vụ Thẩm định không trực tiếp nhận hồ sơ. Điều này làm ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành việc thẩm định dự án, bởi vì sau khi nhận được hồ sơ dự án thì Văn phòng Bộ tiến hành kiểm tra sơ bộ về các điều kiện pháp lý rồi mới chuyển đến Vụ Thẩm định để triển khai việc

thẩm định dự án.

Quy trình thẩm định dự án tuy chặt chẽ nhưng quá rắc rối và có xu

hướng làm cho Vụ Thẩm định bị thụ động khi xem xét dự án theo đúng

từng bước, đúng từng chi tiết của quy trình. Hơn nữa việc thẩm định qua

nhiều khâu trung gian làm kéo dài thời gian thẩm định.

Trong quá trình thẩm định không có sự thống nhất trong quy trình thẩm định gây khó khăn trong việc đánh giá một cách chính xác các nội

dung của dự án dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thẩm định. Do vậy Vụ thẩm định trong rất nhiều dự án đã phải mời chuyên gia tư

vấn thẩm định làm tăng chi phí và kéo dài công tác thẩm định.

2.2 Về nội dung thẩm định

Công tác thẩm định đã đáp ứng được cơ bản các nội dung cần xem xét. Nhưng trong các nội dung thẩm định vẫn còn tồn tại những hạn chế.

Nội dung tiến hành thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và khả năng

trả nợ của dự án khá đơn giản. Các báo cáo thẩm định chưa có sự phân tích

75

thành sản phẩm, tổ chức thực hiện…Đặc biệt là phân tích và dự báo về

mức độ rủi ro tiềm ẩn của đầu tư chưa được đặt ra.

Tính khả thi, tính hiệu quả, mức độ chắc chắn, an toàn… của dự án

phụ thuộc rất lớn vào việc nghiên cứu và thẩm định về thị trường. Tuy

nhiên trên thực tế việc nghiên cứu đánhgiá nội dung này rất sơ sài, phần lớn

dừng lại ở mức đưa ra một vài nhận xét định tính. Nguyên nhân dẫn đến

tình trạng, một mặt do hạn chế về nhận thức, mặt khác không có cở sở dữ

liệu về thị trường.

Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính dự án sử dụng đều khá đơn

giản, dễ tính toán nhưng phần lớn chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn mà không chú ý phần tích luỹ do dự án đem lại sau khi hoàn vốn thông qua chỉ

tiêu sử dụng NPV. Thực sự đây là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng

nhất, phản ánh được cả phần chủ đầu tư thu được cũng như sự đóng góp

của dự án vào sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế.Trong việc phân tích

dòng tiền của dự án chỉ mới tính đến ròng tiền lời, lỗ, còn bỏ sót khá nhiều

khoản mục cấu thành nên dòng ngân quỹ, làm giảm mức độ chính xác của

việc tính toán hiệu quả.

Phần thẩm định dự án về kỹ thuật và công nghệ do thiếu kinh

nghiệm và yếu tố về năng lực nên chủ yếu phải dựa vào nội dung đã trình bày trong dự án, hầu hết các trường hợp chưa xác định được chính xác tính

tiên tiến, tính phù hợp của thiết bị- công nghệ, công suất, đặc biệt là nhu cầu vốn, nguồn cung ứng và các giải pháp cho các yếu tố đầu vào.

Phần thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội chưa được quan tâm đúng

mức. Nhiều trường hợp khi dự án vào hoạt động người ta mới phát hiện ra

những tác động tiêu cực của nó đối với môi trường, đối với các ngành liên quan cũng như các bất lợi đối với đời sống xã hội. Việc khắc phục rất tốn

kém, mất thời gian, làm giảm hiệu quả đầu tư.

2.3 Về năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định.

Tình trạng thiếu cán bộ có chuyên môn, hoặc được đào tạo không đúng chuyên môn là khá phổ biến. Do thiếu số lượng nên mỗi cán bộ thẩm định cùng một lúc phải xem xét và đánh giá tất cả các khía cạnh của rất

nhiều dự án, lại thiếu thông tin và chịu sức ép về thời gian, nên việc thẩm định kéo dài nhưng chất lượng không được đảm bảo.

Trong quá trình thẩm định không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm

của việc thẩm định và chất lượng hoạt động sau này của dự án. Các chuyên gia thẩm định chưa đóng vai trò là người phản biện để phát hiện các bất

hợp lý, những điều chưa chắc chắn, những rủi ro bất trắc của dự án, chưa

chủ động giúp các nhà đầu tư có thêm những nhận định khách quan về cơ

hội đầu tư mà mới dừng lại ở việc kiểm tra để ra quyết định cho phép đầu tư. Điều này làm cho việc thẩm định chỉ mang tính chiếu lệ, hình thức dẫn đến nhiều thoả hiệp tiêu cực gây lãnh phí nguồn lực đầu tư.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư bộ kế hoạch đầu tư (Trang 74 - 76)