III. ĐÁNHGIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨMĐỊNH.
23 DA(còn 5 dự án xử lý tiếp
)
Tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư ra nước
ngoài, trong đó:
108 08
Trong đó có 26 DA
chuyển tiếp từ năm 2002
đã trình TTCP hoặc trình lãnh đạo Bộ cấp phép 7 2 TTCP đã đồng ý cấp phép 66 DA Đang thẩm định tiếp 2 4 Trong đó đã trình lãnh đạo 7 DA Từ chối, ngừng xem xét cấp phép 1 2 Thẩm định bổ sung chức năng kinh doanh trò chơi điện tử
11 1 Đã trình TTCP 5 dự án (còn 6 hồ sơ xử lý tiếp) Tổng số hồ sơ dự án xử lý trong năm 2 98 Đã xử lý xong 239 hồ sơ, 59 hồ sơchuyển sang năm
2004 xử lý tiếp
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
2004
- Vụ đã tiếp nhận và tổ chức thẩmđịnh, thẩm tra tổng số 298 hồ sơ
dự án và quy hoạch, trong đó có 179 dự án trong nước; 108 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; 11 hồ sơ xin đăng ký kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài.
- So với năm 2002 số hồ sơ dự án xử lý tăng 35 hồ sơ, số hồ sơ hoàn thành tăng 35 hồ sơ và số hồ sơ chuyển tiếp sang năm sau bằng năm trước( năm 2002 xứ lý 263 hồ sơ, hoàn thành 204 và chuyển tiếp 59 hồ sơ).
- Trong số 59 dự án chuyển sang năm 2004 xử lý tiếp có 24 dự án nhóm A đầu tư trong nước cần trình TTCP( có 5 dự án mới nhận hồ sơ, 13
dự án yêu cầu bổ sung hồ sơ; 4 dự án đang viết báo cáo và 2 dự án đang
trình lãnh đạo bộ), 24 dự án đầu tư nước ngoài (gồm 7 dự án yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; 13 dự án mới nhận và chờ ý kiến của các bộ ngành liên
quan và 4 dự án đang trình lãnh đạo Bộ), 5 dự án cần có ý kiến cho các bộ,
các tỉnh và 6 hồ sơ thẩm định cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (phần lớn là các dự án mới nhận hồ sơ).
- Số hồ sơ tồn đọng chuyển sang năm 2004 tuy không giảm về số lượng nhưng tỉ lệ trên tổng số hồ sơ xử lý giảm nhiều so với năm 2002( 59/
298= 19,7% năm 2003 so với 59/ 263= 22,4% năm 2002), trong đó phần
lớn các hồ sơ dự án chuyển tiếp là hồ sơ cần bổ sung đã có yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nhưng chưa hoàn thành.
Trong quá trình thẩm định, có nhiều dự án được phép triển khai điển
hình như:
- Dự án thuỷ điện Sê San 3A do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư với
tổng mức vốn đầu tư là 1946 tỷ đồng.
- Dự án nghiên cứu đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt- TP HCM do uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư với tổng mức vốn đầu tư là 1364 tỷ đồng.
- Dự án Tổng mức đầu tư cầu Thanh trì và đoạn Nam vành đai III Hà
nội do Bộ Giao thông vân tải làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư đạt 3921
tỷ đồng.
- Điều chỉnh dự án phục hồi hệ thống cấp nước sông Đồng Nai vốn
vay ADB do UBND TP HCM làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 1128
tỷ đồng…
Trong năm 2003 với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng
thẩm định nhà nước về các dự án đâù tư, cán bộ và chuyên viên của Vụ
Thẩm định đã tham gia và tổ chức thẩm định các dự án do Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư thực hiện thẩm định ( các dự án: Vùng nguyên liệu và nhà máy giấy Kon Tum, Bauxit Lâm Đồng). Ngoài ra, cán bộ và chuyên viên của Vụ còn tham gia trực tiếp thực hiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện Sơn La, thẩm định các quy hoạch có liên quan đến dự
án thuỷ điện Sơn La, cùng các đơn vị trong Bộ thực hiện một số công việc khác như thẩm định dự án gói thầu 1 và điều chỉnh dự án Nhà máy lọc dầu
số 1;
73
Công tác thẩm định dự án đã huy động được sự đóng góp tham gia ý
kiến của các Vụ, Viện trong Bộ KH&ĐT, những Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức tài trợ, cho vay vốn, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu
và quản lý Nhà nước, các tổ chức tư vấn độc lập, các chuyên gia trong và
ngoài nước tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề chuyên môn có liên quan. Các ý kiến của các cơ quan phản biện, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực được mời tham gia thẩm định hoặc đóng góp ý kiến có chất lượng chuyên môn cao là những đóng góp có giá trị và là căn cứ quan trọng để Vụ Thẩm định xem xét, đánh giá dự án trình TTCP và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư. Nhiều
dự án được xem xét và quyết định đầu tư đã phát huy tốt hiệu quả và giữ
vai trò quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu chung của nền kinh
tế.
Kết quả thẩm định các dự án tại Vụ nhìn chung là những nhận xét
khách quan, khoa học, các nội dung kinh tế kỹ thuật và những đề xuất có
tính khả thi tốt. Các kết luận và ý kiến của tổ chức cho vay hoặc tài trợ vốn và được TTCP, cấp có thẩm quyền chấp nhận để làm căn cứ phê duyệt, cấp
phép chỉ đạo thực hiện hoặc quyết định triển khai các dự án hay các vấn đề
khác trên thực tế.
Công tác thẩm định dự án tại Vụ Thẩm định trong những năm qua đã
được thực hiện tương đối tốt, không có nhiều sai sót đáng kể, phần nào đã
đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đạt được những mục tiêu quan trọng và là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý tốt hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài.
Các cán bộ làm công tác thẩm định có những đóng góp quan trọng
về mặt chuyên môn và hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, luôn trau dồi
kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình phụ trách cũng như các lĩnh vực
khác, cập nhật những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
1.5 Về mặt nội dung.
Mặc dù thực hiện thẩm định dự án đứng trên giác độ Nhà nước, thẩm định các nội dung thông qua các văn bản pháp luật quy định nhưng thực tế
các nội dung thẩm định tại Vụ là tương đối đầy đủ phản ánh được nôi dung
định đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan các mặt của dự án. Việc xác định mục tiêu của dự án là phù hợp, đặc biệt là xác định hiệu quả kinh
tế- xã hội về mặt định tính khá đầy đủ là cơ sở vững chắc cho đánh giá dự
án.