IV. NỘI DUNG THẨMĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Nội dung thẩmđịnh các dự án sử dụng Vốn ngân sách Nhà nước.
1.1 Đối với các dự án sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
1.1.1 Thẩm định mục tiêu và các điều kiện pháp lý của dự án.
Xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước, mục tiêu phát triển kinh tế ngành, địa phương trong từng thời kỳ phát triển kinh tế. Xem xét tư cách pháp nhân, năng lực của
chủ đầu tư( sở trường, uy tín kinh doanh ). Đây là nội dung quyết định phần
lớn đến việc đình hoãn hay huỷ bỏ dự án.
1.1.2 Thẩm định nhu cầu thị trường.
Đời sống của sản phẩm quyết định dự án, vì vậy tuỳ theo phạm vi
tiêu thụ sản phẩm các dự án cần lập bảng cân nhu cầu thị trường hiện tại và khả năng đáp ứng các nguồn cung cấp hiện có và xu hướng phát triển của
nguồn cung cấp. Từ đó đánh giá mức độ tham gia và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà dự án có thể đạt được. Nếu kết quả phân
tích cho thấy triển vọng thị trường chỉ mang lại nhất thời hay đang dần thu
hẹp lại, cần thận trọng trong việc xem xét đầu tư cho dự án.
1.1.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật.
Đây là phần cốt lõi của dự án, quyết định đến kết quả và hiệu quả
của đầu tư, nên được xem xét kỹ trước khi đánh giá các khía cạnh khác, kể
cả khả năng về mặt tài chính và kinh tế- xã hội của dự án. Vì vậy cần thu
thập đầy đủ ý kiến của các chuyên viên kỹ thuật, có thể tiến hành điều tra
riêng rẽ các vấn đề khác nhau với việc tập hợp nhóm chuyên gia có trách nhiệm xem xét đánh giá tổng hợp. Tuy nhiên bước nghiên cứu này phải đi đến kết luận thiết kế công nghệ hiện tại có giúp dự án đạt mục tiêu đã nêu, có khả thi về mặt kỹ thuật hay không. Vai trò của thẩm định kỹ thuật được
thể hiện thông qua sơ đồ ở trang bên.
Thẩm định về phương diện kỹ thuật theo những nội dung sau:
* Thẩm định địa điểm xây dựng dự án:
+ Kiểm tra số liệu cần thiết phục vụ cho thẩm định như khí hậu, thuỷ văn, điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, địa chất.
+ Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án: Vị
trí của dự án phải tối ưu, đảm bảo các yêu cầu sau: Tuân thủ các quy định
về xây dựng, kiến trúc, thuận lợi về giao thông, gần nguồn cung cấp
nguyên, vật liệu, đi lại hợp lý, tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có, phải xa khu dân cư nếu độc hại và gây tiếng ồn.
+ Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương
lai phù hợp với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Xem xét số liệu địa
chất công trình,ước tính chi phí xây dựng và gia cố nền móng.
+ Xem xét khả năng giải phóng mặt bằng, đền bù. Nếu việc đầu tư đòi hỏi phải xây dựng ở địa điểm mới, để ước tính tương đối đúng chi phí
và thời gian thực hiện dự án cần xem xét khả năng giải phóng mặt bằng và
đền bù thiệt hại cho cộng đồng nơi có dự án.
29
+ Xem xét việc lựa chọn hình thức đầu tư và công suất của dự án.
Từ việc nghiên cứu kỹ năng lực và điều kiện sản xuất hiện tại của
doanh nghiệp, đề xuất hình thức đầu tư thích hợp.
+ Nghiên cứu về dây chuyền công nghệ và lựa chọn thiết bị. Việc
thẩm định phải phân tích rõ ưu điểm và những hạn chế của công nghệ đã chọn. Đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam, công nghệ được chọn nên là công nghệ đã qua kiểm chứng thành công. Vì vậy cần thu thập tích luỹ
thông tin về kinh nghiệm của các nhà sản xuất có sản phẩm và công nghệ tương tự. Nếu là công nghệ áp dụng lần đầu trong nước cần có kết luận của cơ quan giám định công nghệ