Đối với các sở quản lý liên quan:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN (Trang 114 - 117)

III. CÁC KIẾN NGHỊ.

2. Những vấn đề kiến nghị về trách nhiệm của các cơ quan trong cơng tác thẩm định dự án đầu tư nhằm nâng cao cơng tác quản lý nhà nướ c và ch ấ t

2.4. Đối với các sở quản lý liên quan:

- Khi nhận được phiếu xin ý kiến hoặc giấy mời họp và hồ sơ dự án do cơ quan chủ trì thẩm định gửi đến, các sở cĩ trách nhiệm phối hợp xem xét tồn diện về dự án và cĩ ý kiến về những nội dung theo chức năng nhiệm vụ quản lý của mình bằng văn bản.

- Dự họp đúng thành phần và đúng giờ, tham gia gĩp ý kiến, trao đổi, thảo luận và cĩ quyền chất vấn các đơn vị tư vấn, chủ dự án. Thành viên dự họp ghi lại ý kiến của mình vào Phiếu ghi ý kiến hội nghị (do Sở Kế hoạch và Đầu tư phát trước khi vào họp) những ý kiến phát sinh ngồi các nội dung đã cĩ trong văn bản báo cáo thẩm định. Sau khi hội nghị kết thúc, thành viên dự họp gửi lại Văn bản tham gia thẩm định của Sở và Phiếu ghi nội dung tham gia ý kiến tại hội nghị cho cơ quan chủ trì thẩm định để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và lưu hồ sơ dự án.

Nhng ni dung ch yếu v ý kiến thm định ca các S gm:

a) Đối với Sở Tài chính Vật giá:

- Cơ cấu vốn, nguồn vốn và chế độ huy động vốn - Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Các chính sách, chế độ ưu đãi, các khoản cấm về tài chính đối với dự án.

b) Đối với Sở Xây dựng và các Sở cĩ quản lý xây dựng chuyên ngành:

- Sự phù hợp của dự án về quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và địa điểm cụ thể

- Về áp dụng các văn bản, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá chuyên ngành

- Tiêu chuẩn cấp cơng trình, các giải pháp về kỹ thuật, kiến trúc, kết cấu - Khối lượng, đơn giá, giá trị các hạng mục và tổng mức đầu tư

- Các giải pháp về thi cơng, hình thức thi cơng, tiến độ thi cơng - Phương án cung cấp và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng - Đề xuất hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

- Đánh giá về tính khả thi của dự án và kiến nghị.

c) Đối với Sở Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường

- Phương án lựa chọn cơng nghệ, thiết bị

- Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, hình thức chuyển giao, điều kiện tiếp nhận (nếu cĩ nhu cầu)

- Báo cáo đánh giá tác động mơi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn mơi trường của các dự án đầu tư.

d) Đối với các cơ quan quản lý trực tiếp chủ dự án:

- Căn cứ vào Nghị quyết của Tỉnh uỷ, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển của huyện (đối với cấp huyện) chỉ đạo bộ phận tham mưu giúp việc lựa chọn và đề nghị UBND tỉnh quyết định thành lập chủ dự án và chủ trương cho lập dự án đầu tư theo các quy định hiện hành.

- Hướng dẫn chủ dự án lập dự án đầu tư theo đúng quy định.

- Tổ chức nghiệm thu nội bộ và cĩ văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định và phê duyệt dự án.

e) Đối với các tổ chức cho vay vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh:

Tổ chức cho vay chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứng vốn, giám sát thực hiện vốn vay đúng mục đích và thu hồi vốn vay.

Các cơ quan quản lý về đất đai, tài nguyên, sinh học, cơng nghệ, mơi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hố, cảnh quan, quốc phịng, an ninh, phịng cháy chữa cháy cĩ trách nhiệm xem xét và cĩ ý kiến bằng văn bản về các vấn đề cĩ liên quan của DAĐT trong thời hạn quy định nếu cơ quan chủ trì thẩm định yêu cầu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)