Các nhân tố ảnh hưởng tới cơng tác thẩm định dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN (Trang 37 - 41)

- Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trong quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơng tác thẩm định dự án đầu tư.

3.4.1. Phương pháp thẩm định.

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi cĩ phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thơng tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án cĩ thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung của dự án cần xem xét. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp đối với từng dự án là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng thẩm định. Các phương pháp thường được sử dụng đĩ là phương pháp so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thơng lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế.

3.4.2. Lựa chọn đổi tác.

Đối tác là một khía cạnh quan trọng trong dự án đầu tư i. Việc lựa chọn đối tác khơng chỉ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của dự án mà cịn là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến cơng tác thẩm định. Đối tác là người trong nước, nước ngồi ở nhiều khu vực, nhiều nước khác nhau nên việc tìm hiểu về đối tác và luật lệ khơng phải dễ dàng đặc biệt là các đối tác nước ngồi. Dự án đầu tư cĩ thể giới thiệu cho nhiều

đối tác khác nhau nhằm lựa chọn được nhà đầu tư thích hợp nhất, cĩ đủ tư cách pháp lý, năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án.

3.4.3. Mơi trường pháp luật.

Các văn bản pháp luật là yếu tố trực tiếp định hướng và ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định. Các văn bản pháp luật liên quan đến cơng tác thẩm định các dự án đầu tư trong nước cũng như nước ngồi đã được quy định cụ thể và gần đây đã được bổ sung sửa đổi để ngày càng phù hợp và cập nhật hơn với thực tế hiện nay. Những tiến bộ hay những mặt cịn hạn chế của các văn bản pháp luật chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng của cơng tác thẩm định cũng như việc ra quyết định đầu tư.

3.4.4. Thơng tin.

Thơng tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng và khơng thể thiếu được trong cơng tác thẩm định. Thơng tin đầy đủ và chính xác là cơ sở cho việc thẩm định đạt kết quả cao. Ngược lại thơng tin khơng đầy đủ và phiến diện sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm về tính khả thi của dự án, từ đĩ cĩ thể đưa đến những quyết định đầu tư sai lầm. Đặc biệt đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi, đối tác là người nước ngồi ở nhiều khu vực khác nhau nên việc tìm hiểu, thu thập thơng tin chính xác về họ lại càng trở nên cần thiết. Các thơng tin cần thiết cho việc thẩm định một dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi bao gồm cả các thơng tin về đối tác trong nước cũng như nước ngồi. Đối với bên Việt Nam cần tìm hiều các thơng tin đầy đủ về các doanh

nghiệp và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinh doanh, khả năng tài chính trong tham gia liên doanh…Đối với bên nước ngồi, các thơng tin khơng thể thiếu được là tư cách pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử phát triển, uy tín, vị thế của đối tác trong kinh doanh, đạo đức doanh nghiệp, cơng nghệ áp dụng vào Việt Nam…Ngồi ra cũng cần cĩ những thơng tin chính xác liên quan đến các chính sách mới, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.

Để cĩ được nguồn thơng tin cĩ chất lượng thì phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ thơng tin cũng đĩng một vai trị vơ cùng quan trọng. Vì vậy bên cạnh việc phối hợp giữa các Nhà nước, cơ quan, cơng ty để thu được những thơng tin từ nhiều nguồn và nhiều chiều, vấn đề xử lý, phân tích và lưu ttữ thơng tin cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này.

3.4.5. Quy trình thực hiện dự án.

Khâu cĩ ý nghĩa quan trọng trong quá trình thẩm định dự án là thực hiện các cơng việc thẩm định. Thực hiện tốt khâu này sẽ đảm bảo được những yêu cầu đặt ra trong cơng tác thẩm định. Để thực hiện tốt khâu này phải cĩ một quy trình thẩm định hợp lý, khoa học. Cơ sở hình thành quy trình thẩm định dự án là nhiệm vụ tổng quát của cơng tác thẩm định dự án:

. Phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án về cơng nghệ, kinh tế, xã hội, mơi trường…

. Đề xuất và kiến nghị với nhà nước chấp nhận hay khơng chấp nhận dự án, nếu chấp nhận thì với những điều kiện nào.

Việc thứ nhất chủ yếu là cơng việc xem xét, đánh giá chuyên mơn của các chuyên gia. Việc thứ hai là của các nhà quản lý: lựa chọn phương án và điều kiện phù hợp nhất. Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo được các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp các ngành, các địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự án; đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép phân tích đánh giá sâu sắc các căn cứ khoa học và thực tế các vấn đề chuyên mơn; bên cạnh đĩ cịn đơn giản hố được cơng tác tổ chức thẩm định mà vẫn nâng cao được chất lượng thẩm định

3.4.6. Quản lý hoạt động đầu tư.

Các chủ trương chính sách của nhà nước đối với hoạt động đầu tư cũng cĩ ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác thẩm định. Đĩ là: Phân cấp thẩm định và ra quyết định đầu tư; các ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư ; các định hướng quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế- xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị, chuyển giao cơng nghệ. Các quy định này khơng chỉ tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định mà cịn tác động trực tiếp đến việc thực thi các dự án sau này. Việc xây dựng một hệ thống quản lý gọn nhẹ sẽ gĩp phần nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian cho cơng tác thẩm định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khuyến khích thu hút đầu tư .

3.4.7. Đội ngũ cán bộ thẩm định.

Đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng cơng tác thẩm định và gĩp phần khơng nhỏ trong việc giúp Chính phủ và cơ quan cĩ thẩm quyền đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Họ là những người trực tiếp tổ chức, thực hiện cơng tác thẩm định và đưa ra những đánh giá, xem xét mang tính chủ quan của mình về dự án đầu tư dựa trên những cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực khác nhau.

Các tố chất của cán bộ thẩm định bao gồm cả năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Để cơng tác thẩm định đạt kết quả cao địi hỏi người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn cĩ của bản thân, trình độ chuyên mơn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải cĩ một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vơ tư trong sáng, biết đặt lợi ích của cơng việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ trách nhiệm của mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư.

3.4.8. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án.

Để thẩm định đánh giá dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng cĩ những vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật cần thiết phải giải quyết hai vấn đề là định lượng và xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu đĩ. Để cĩ cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các

chỉ tiêu về tài chính và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, thời gian hồn vốn tiêu chuẩn, hệ số bảo đảm trả nợ, suất đầu tư hoặc suất chi phí cho các loại cơng trình, hạng mục cơng trình… Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan quản lý đầu tư tổng hợp như các bộ và từng địa phương.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NGHỆ AN (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)