0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY POT (Trang 63 -82 )

huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17 đã xác định: tăng cường quản lý Nhà nước các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ X đã định hướng: đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác tôn giáo của Đảng bộ tập trung làm tốt những nội dung cơ bản như sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo trong Nghị quyết lần thứ 7 (phần 2) Ban chấp hành Trung ương 7 (khoá IX), Nghị quyết Đại hội Đại

biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, tuyên truyền phổ biến và thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định số 22/2005/ NĐ - CP tạo ra sự đồng thuận, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân.

Hai là, nâng cao trách nhiệm làm tốt công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế châm lo đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của đồng bào có đạo; tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện, hướng dẫn để các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng, hợp pháp của đồng bào có đạo được thực hiện bình thường, đúng pháp luật. Tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến Pháp lệnh, Nghị định đối với các hoạt động tôn giáo. Kiên trì đấu tranh loại trừ các thủ tục mê tín, dị đoan, lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Đặt công tác tôn giáo trong nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác vận động chức sắc tôn giáo theo phương châm “gần - hiểu - tạo điều kiện và hướng dẫn chức sắc hành đạo cùng dân tộc”.

Ba là, xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo; thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ tốt, mọi việc sẽ tốt”, trong thời gian tới Bắc Ninh cần lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vừa có năng lực, có hiểu biết về tôn giáo, hiểu biết pháp luật, có nhiệt tình trách nhiệm, nhạy cảm về chính trị, tinh tế trong xử lý công việc. Đồng thời cũng cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước cần có cách bố trí hợp lý để phát huy sức mạnh của tổ chức, đáp ứng yêu cầu của công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Qua một số những vấn đề về tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nêu trên, trong thời gian sắp tới cần phải làm tốt những việc sau:

Một là, Sở Văn hoá Thông tin kết hợp với Ban Tôn giáo và các sở, ban, ngành khác cần phải tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về tôn giáo, đặc biệt là tiếp tục nâng cao nhận thức về những nội dung của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 22-2005/NĐ-CP hướng dẫn một số điều Pháp lệnh tín

ngưỡng tôn giáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác tôn giáo và đông đảo nhân dân.

Hai là, Sở Văn hoá Thông tin cần kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng tỉnh nhanh chóng thẩm định trình UBND tỉnh chấp nhận cho một số địa phương được tu sửa, xây dựng lại đình thờ Thành hoàng làng, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất để triển khai xây dựng như thôn Duệ Nam, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du; thôn Nhân Hữu, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình... Đồng thời với việc tu sửa, xây dựng, Sở cần quản lý tốt tránh tình trạng phá vỡ nét kiến trúc vốn có của các đình, nghè, miếu thờ Thành hoàng bảo vệ tốt các di tích. Đất đai các di tích cần được bảo vệ, các công trình kiến trúc, các nguồn tài liệu cổ vật được bảo quản, lưu giữ, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống, thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua. Các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội diễn ra trong di tích được tổ chức tốt theo Quy chế lễ hội của Bộ Văn hoá - Thông tin, Ban quản lý di tích và nhân dân địa phương, sự hướng dẫn của ngành văn hoá - thông tin đã tổ chức tốt các lễ hội truyền thống diễn ra trong khuôn viên di tích, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của đông đảo nhân dân và quý khách thập phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Ba là, Sở Tài nguyên và Môi trường cần kết hợp với các sở, ban, ngành khác trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức lễ hội đảm bảo vệ sinh, môi trường trong sạch, bảo vệ tốt cảnh quan xung quanh nơi tổ chức lễ hội.

Bốn là, Sở Văn hoá Thông tin cần kết hợp với Bảo tàng tỉnh sớm thống kê, phân loại Thành hoàng trên địa bàn tỉnh, đồng thời so sánh các sắc phong, thần tích các đền, đình, nghè, miếu còn lưu giữ được với các bản thần sắc tại Viện Hán Nôm, Viện Thông tin Khoa học Xã hội giúp cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, các nguồn tài liệu lịch sử, văn hoá và tạo điều kiện cho việc quản lý, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Năm là, Sở Văn hoá Thông tincần đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Phát động phong trào toàn dân tham gia

bảo tồn, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo tồn phát huy sinh hoạt lễ hội, sinh hoạt văn hoá Quan họ, ca trù, múa rối nước. Triển khai có hiệu quả chương trình đầu tư cho hoạt động văn hoá thông tin cơ sở năm 2006, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin. Xây dựng và trình duyệt Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch tu bổ di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 để kịp thời hướng dẫn chỉ đạo thực hiện [49, tr.7].

K

Kếếttlluuậậnn

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Kinh Bắc xưa kia. Hơn bất cứ đâu, nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Nơi đây không chỉ là cái nôi của dân tộc Việt, mà còn là trung tâm của cuộc đấu tranh lâu dài và khốc liệt của dân tộc ta chống xâm lược và chống đồng hoá trong suốt thiên niên kỷ đầu Công nguyên. Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành, uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân - Âu cơ tại làng á Lữ - di tích thờ “Nam bang thuỷ tổ” (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên nhiên kỷ đầu Công nguyên. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp - nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua nhà Lý, những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển văn minh Đại Việt. Chiến Tuyến Như Nguyết - vùng đất địa bàn chiến lược để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước của các triều đại với những chiến công hiển hách trong sử sách....

Từ các kết quả khảo sát, phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đặt tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn Bắc Ninh trong bình diện chung của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn Bắc Ninh là tín ngưỡng thờ phúc thần phản ánh sự đóng góp của nhân dân Bắc Ninh - Kinh Bắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong việc phát triển văn hoá dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Các thành hoàng được dân làng thờ đều là các vị tướng sỹ các thời đã anh dũng đánh giặc, diệt cướp giữ nước, mang lại bình yên cho dân làng như: Cao Lỗ Vương, thời Hùng Vương, được thờ làm thần Thành hoàng ở nhiều làng của huyện Gia Bình; Thuộc Công, một vị tướng đã có công cùng Thánh Gióng dẹp giặc Ân, được thờ ở làng Thượng, xã Cảnh Hưng; Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đựơc thờ ở làng Vân Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du; Pháp Hải Đại Vương, một vị tướng dưới thời Trưng Vương,

được thờ ở làng Cẩm Giang, xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn; Chiến tuyến Như Nguyệt với đền Xà, đền Yên Phụ, huyện Yên Phong còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sông Cầu lịch sử “Nam quốc sơn hà Nam đế cư...” (Sông núi nước Nam vua Nam ở..); làng Đại Trung, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du thờ một vị thần là Đại sĩ Linh Thông Bảo Hiệu hiển ứng Côn Sơn đại vương, thần nguyên là một vị tướng dưới thời Trần, có công diệp giặc được vua Trùng Quang đến tế lễ và ban sắc phong ông làm phúc thần...

Hai là, Bắc Ninh là một vùng đất màu mỡ trù phú, người dân nơi đây, ngoài việc trồng cấy lúa nước còn phát triển rất nhiều ngành nghề thủ công như làm giấy dó ở Đống Cao, Yên Phong; chạm khắc gỗ ở Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn; rèn sắt ở Đa Hội; sơn mài ở Đình Bảng; đúc đồng ở Đại Bái, Quảng Bố; làm gồm ở Phù Lãng; dệt lụa ở Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ... Do vậy, ngoài việc thờ các vị tướng sĩ ở các thời đã có công đánh giặc giữ nước, rất nhiều làng ở Bắc Ninh thờ các vị thần Thành hoàng là những người có công lập ấp, khai nghề, hành nghề y cứu đời như: làng Đông Suất (Đông Thọ, Yên Phong) thờ Nguyễn Hữu Nghiêm, ông tổ nghề nông; làng Đa Hội (Châu Khê, Từ Sơn) thờ Quận công Trần Đức Huệ, ông tổ nghề rèn sắt; làng Quả Cảm, xã Hoà Long, huyện Yên Phong thờ Bà Chúa Sành - tổ nghề gốm; làng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài thờ Nguyễn Công Nghệ - tổ nghề đúc đồng; làng Đại Phúc, phường Đại Phúc thờ danh y Nguyễn Phúc Xuyên; làng Đại Bái, huyện Gia Bình thờ tổ nghề đúc đồng Nguyễn Công Truyền...

Ba là, Bắc Ninh do có địa hình đồng bằng xen đồi núi sót và một hệ thống sông, hồ dày đặc nên, cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam sống ở khu vực có đồi núi, sông, hồ, việc thờ sơn thần và thuỷ thần ở nơi đây rất phổ biến. Sơn thần được thờ chủ yếu là Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn và Quý Minh. Thuỷ thần được thờ là Thuỷ Bá, Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương...

Đặc biệt, phổ biến là tục thờ Thánh Tam Giang. Thánh Tam Giang - Trương Hống, Trương Hát, vị thần Thành Hoàng nửa huyền thoại, nửa lịch sử với thần tích ở mỗi làng mỗi khác, được thờ ở hơn 300 làng dọc theo con sông Cầu. Đây là một đặc điểm nổi bật trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh. Rất nhiều nguồn tư liệu cho rằng tục thờ Thánh Tam Giang gắn liền với chiến thắng Như Nguyệt năm 1077 của quân dân Đại

Việt trên phòng tuyến sông Cầu, dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt đã đánh tan 30 vạn quân Tống, mở ra một giai đoạn phát triển cường thịnh của nước nhà.

Bốn là, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Ninh có sự tiếp biến giữa tín ngưỡng thờ Thành hoàng với các tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ nước và tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nơi đây. Sự tiếp biến này, qua các lễ tục, lễ hội thờ Thành hoàng, thể hiện mong ước có nước đảm bảo cho các vụ mùa bội thu như: lễ rước nước ở làng Thị Cầu, làng Ngọc Khám (Gia Đông, Thuận Thành)... và khát vọng sinh sôi nẩy nở của cư dân nơi đây được thể hiện qua những trò chơi trong ngày hội như “bắt trạch trong chum”, “ôm cột”, “chen”, “múa bông”, “lao đòn đám”...

Đặc biệt, Tục thờ tứ phật “Tứ Pháp” - Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện - là kết quả giao lưu văn hoá giữa nước ta với văn hoá ấn Độ, thể hiện sự tiếp biến của tín ngưỡng bản địa nước ta ở thời kỳ này. Phật “Pháp Vân” và Tứ Pháp được các đời vua sau nay ban phong là “Đại Thánh” và được tôn thờ như là các vị thần Thành hoàng làng.

Tóm lại, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Ninh thể hiện nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nơi đây, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân Bắc Ninh - Kinh Bắc và thể hiện sự đóng góp của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc, cái nôi của văn hoá “bác học”, quê hương của những ông “Trạng - Cống - Nghè - Đồ” vào quá trình dựng nước và đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

D

DaannhhmmụụccTTààiilliiệệuutthhaammkkhhảảoo

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981), Nghị quyết 40/NQTW về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

2. Ban Dân vận Trung ương (ngày 22/10/1990), Đề cương giới thiệu tinh thần nội dung cơ bản của Bộ chính trị về tăng cương công tác tôn giáo trong tình hình mới.

3. Ban tôn giáo Chính phủ (2005), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo.

4. Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh (2006), Tôn giáo Bắc Ninh, Bản tin số 2.

5. Bảo tảng Bắc Ninh (2004), Các di tích lịch sử văn hoá Bắc Ninh.

6. Bảo tảng Bắc Ninh, Thư mục Thần tích, Thần sắc tỉnh Bắc Ninh.

7. Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hoá dân gian Việt Nam, những phác thảo, Nxb Văn hoá - Thông tin.

8. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1990), Nghị quyết 24/BCT về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.

9. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1998), Chỉ thị 37/CT.TW vềcông tác tôn giáo trong tình hình mới.

10. Hoàng Hồng Cấm (1992), Đền bà Chúa Kho, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

11. Chủ tịch nước (ngày 29/06/2004), Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo.

12. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh (tái bản có sửa chữa), Nxb Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), Hỏi và đáp về Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ Văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Đạm, Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hoá - Thông tin.

16. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.

17. Lê Thanh Hải (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY POT (Trang 63 -82 )

×