Các loại Thành hoàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay pot (Trang 42 - 47)

Bắc Ninh xưa kia bao gồm 4 phủ là: Từ Sơn, Thiên Phúc, Thuận An, Lạng Giang; 20 huyện là: Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong, Thiên Phúc, Hiệp Hoà, Việt Yên, Lang Tài, Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Siêu Loại, Yên Thế, Yên Dũng, Bảo Lộc, Hữu Lũng, Phượng Nhãn, Lục Nam và Đông Ngàn [49, tr.34-35]. Theo sách “Địa chí Hà Bắ”, trong khoảng năm 1925 đến 1945 các đơn vị hành chính của Bắc Ninh gôm 3 phủ là: Sơn Tây, Thuận Thành, Từ Sơn và 8 huyện là: Gia Bình, Gia Lâm, Lang Tài, Quế Dương, Tiên Du, Văn Giang, Võ Giàng, Yên Phong. Theo thống kê (Bảng 2), Bắc Ninh có 1939 vị thần Thành hoàng được thờ. Trong đó có 1411 vị là nhân thần- chiếm hơn 72%, 443 vị là thiên thần - chiếm gần 23%, 64 vị là thuỷ thần - chiếm khoảng 3%, còn lại là sơn thần, thổ thần và Bản cảnh Thành hoàng - chiếm 2% [6]. Sở dĩ các nhân thần được thờ làm Thành hoàng với số lượng lớn đến như vậy là do vị

trí địa lý của Bắc Ninh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nước ta. Các Thành hoàng là nhân thần chủ yếu là các vị tướng, danh nhân văn hoá thời Hùng Vương, và thời Lý- Trần - Lê.

Bảng 2.1. Thống kê Thành hoàng Bắc Ninh [6]

Phủ/Huyện Thành hoàng Gia Bình Gia Lâm Lang Tài Qu ế ơ ng n Tây Thu n Thành Tiên Du T n Văn Gi ang Giàng Yên Phong T ng Nhân thần 91 180 118 121 1 189 181 244 50 147 89 1411 Thiên thần 28 56 65 34 0 82 45 55 30 12 36 443 Thuỷ thần 22 5 13 2 0 9 4 3 0 3 3 64 Sơn thần 5 1 0 0 0 0 3 3 0 0 4 16 Thổ thần 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 2 Khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 3 Tổng 146 242 196 157 1 280 233 307 80 162 135 1939  Nhân thần

Hầu như làng nào trên quê hương Bắc Ninh cũng thờ một vị nhân thần, chủ yếu là các vị tướng các thời và những người có công lập ấp khai nghê, dạy dân làm ruộng, bảo vệ xóm làng. Theo tiến trình thời gian có thể chia Thành hoàng Bắc Ninh theo các giai đoạn sau:

- Thành hoàng thời Hùng Vương;

- Thành hoàng thời Bắc thuộc, thời hai Bà Trưng, thời tiền Lý; - Thành hoàng thời Lý - Trần - Lê.

Xét theo nguồn gốc, công trạng của các thần có thể chia nhân thần theo các nhóm sau:

- Thành hoàng là những nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, các vị tướng có công đánh giặc giữ nước;

- Thành hoàng là các nhân vật nửa huyền thoại, nửa lịch sử; - Thành hoàng là nữ;

- Thành hoàng là những người có công lập ấp, khai nghề, hành nghề y cứu đời; - Thành hoàng có gốc Trung Quốc;

- Thành hoàng có liên quan tới các tôn giáo khác;

Có rất nhiều làng ở Bắc Ninh thờ các Thành hoàng là các vị thần thời Hùng Vương, chủ yếu là các vị tướng lĩnh của các Vua Hùng trong thời kỳ dựng nước. Riêng ở huyện Yên Phong đã có 11 làng thờ Thành hoàng là các vị thần thời Hùng Vương, đặc biệt là các tướng lĩnh đã giúp các vua Hùng dựng nước và đánh giặc giữ nước.

Truyền thuyết về Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương và các bộ tướng của người như Bạo ngược Đại Vương (Lương Công) cùng hai em là Minh Công và Trị Công đã huy động nhân dân hai làng Thọ Đức và Đại Lâm (Tam Đa, Yên Phong) luyện tập võ nghệ chống giặc Ân cứu nước kể lại như sau:

Đạo quân của ông hợp với đạo quân của Thánh Gióng đánh giặc, giặc Ân bị thất bại nặng nề phải rút chạy khỏi nước ta. Từ đó dân hai làng Thọ Đức và Đại Lâm theo lệnh vua Hùng thờ ba anh em Lương Công làm thần [27, tr.344- 347].

Trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà, những vị tướng được thờ làm Thành hoàng ở nhiều làng vùng Lục Đầu - Bình Than xưa- ở huyện Gia Bình, Bắc Ninh đó là Cao Lỗ Vương, một danh tướng của An Dương Vương, người có công thiết kế kiến trúc thành Cổ Loa, sáng chế ra nỏ thần Liên châu. Theo truyền thuyết và thần tích, Cao Lỗ sinh ngày10 tháng Ba âm lịch, là người vùng Bình Than.

Trong cuộc đấu tranh chống giặc Triệu Đà để bảo vệ Nhà nước Âu Lạc, ông đã anh dũng hy sinh ở chân thành Cổ Loa, được hổ tha xác về quê. Dân làng thấy liền đuổi hổ và an táng ông, di tích này còn đến ngày nay thuộc làng Tiểu Than, xã Vạn Ninh huyện Gia Bình. Ông đựơc 7 làng thuộc vùng Lục Đầu Giang thờ và lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng Ba hàng năm. Lễ hội này bày tỏ lòng nhớ ơn vị danh tướng của quê hương [32, tr.102].

Nghìn năm Bắc thuộc không chỉ có đấu tranh chống xâm lược và chống đồng hoá, mà còn là quá trình diễn ra sự giao lưu, tiếp xúc, hội nhập kinh tế, bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Tại đây tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán - Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta, chủ yếu là thông qua hoạt động của bộ máy thống trị và tần lớp quan lại. Tại phủ Luy Lâu, thái thú Sĩ Nhiếp đã mở trường dạy học để đào tạo quan lại. Chính vì vậy, chính sử của các nhà nước phong kiến và nhân dân vùng Luy Lâu đã tôn vinh Sĩ Nhiếp là “Nam Giao Học Tổ”. Có thể nói rằng Bắc Ninh với trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường học dạy chữ Hán và truyền bá văn hoá Hán ở nước ta. Để nhớ ơn ông nhiều làng đã thờ ông làm Thành hoàng làng và được các triều vua ban sắc phong. Đặc biệt có đền thờ ông ở làng Tam á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành.

Theo thống kê của huyện Yên Phong, toàn huyện có tới 228 làng thờ Thành hoàng là các vị thần thời Bắc thuộc, thời Hai Bà Trưng, thời tiền Lý thế kỷ thứ VI. Trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và cuộc kháng chiến do Triệu Quang Phục lãnh đạo, nhân dân Bắc Ninh đã tham gia rất đông đảo, và nhiều vị tướng lĩnh đã đựơc nhân dân hai bên bờ sông Cầu từ ngã ba “Xà” tớí “Lục Đầu Giang” thờ làm Thành hoàng. Trong số đó có tới hàng trăm làng thờ Trương Hống, Trương Hát làm Thành hoàng, cùng với những truyền thuyết về hai anh em họ Trương giúp vua đánh giặc.

Chiến thắng Như Nguyệt năm 1077 của quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt và các tướng lĩnh của ông, đánh tan 30 vạn quân Tống, đã mở ra một giai đoạn phát triển cường thịnh của nước nhà. Sau chiến thắng này, các làng trên các vùng đất dọc theo sông Như Nguyệt (sông Cầu) nơi diễn ra các cuộc chiến chống quân Tống đã xuất hiện tục thờ thánh Tam Giang: Trương Hống, Trương Hát - vị thuỷ thần có công âm phù Lý Thường Kiệt trong chiến thắng Như Nguyệt của quân dân ta. Theo thống kê, có tới 372 làng thờ thánh Tam Giang dọc theo sông Như Nguyệt.

Nhiên thần

Ngoài các nhân vật lịch sử, thuỷ tổ dân tộc, hoặc các bậc tổ nghê được nhân dân thờ phụng, các vị thiên thần cũng đựơc nhân dân Bắc Ninh sùng bái, ngưỡng vọng, thờ phụng ở nhiều nơi. Tục thờ tứ phật “Tứ Pháp” - Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện - là kết quả giao lưu văn hoá giữa nước ta với văn hoá ấn Độ, sự tiếp biến của tín ngưỡng bản

địa nước ta ở thời kỳ này. Phật “Pháp Vân” và Tứ Pháp được các đời vua sau nay ban phong là “Đại Thánh” và được tôn thờ như là các vị thần Thành hoàng làng. Dân của 9 làng cổ thuộc 3 xã là: Phương Liễu, Phượng Mao và Nam Sơn, huyện Quế Võ thờ “Ngũ Vị Lôi Công” (năm vị thần sét), thần được phong “Thượng đẳng tối linh”. Nền tảng vật chất của lễ hội thờ “Ngũ Vị Lôi Công” của 9 làng xã chính là tín ngưỡng thờ các lực lượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm, chớp, gió) để cầu mưa thuận gió hoà của cư dân người Việt cổ sinh sống ở đây.

Cao Sơn và Quý Minh là hai vị thần biểu tượng cho văn hoá tín ngưỡng của cư dân sống ở vùng đồi núi và miền sông nước. Qua nhiều nguồn tư liệu, “Sơn thần gồm ba vị thần phổ biến là Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn thống lĩnh tả bộ Sơn thần và Quý Minh thống lĩnh hữu bộ Sơn thần. Ba vị thần linh tương ứng với ba đỉnh núi - Ba Vì - sơn khối Tản Viên thuộc tỉnh Hà Tây ngày nay” [20, tr.110]. Nằm trong mạch phát triển của tục thờ Tản Viên Sơn Thánh, việc thờ hai vị thần Cao Sơn và Quý Minh cũng rất phổ biến ở Bắc Ninh. Theo thống kê có tới 56 làng thờ thần Quý Minh, 43 làng thờ thần Cao Sơn và rất nhiều làng thờ cả hai vị thần Cao Sơn và Quý Minh. Tập trung chủ yếu là ở huyện Quế Võ, huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du - có 22 làng thờ thần Quý Minh và 23 làng thờ thần Cao Sơn. Có lẽ điều này cũng dễ hiểu vì đây là những huyện có địa hình đồng bằng sông nước xen lẫn đồi núi thấp, cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước.

Về thờ thuỷ thần, Bắc Ninh là một tỉnh có hệ thống sông, ngòi khá dày đặc với các con sông lớn chảy qua tạo thành một vùng đồng bằng phì nhiều, nên việc thờ thuỷ thần ở đây rất phổ biến. Các thuỷ thần phổ biến được thờ như Nam Hải Đại Vương, đình Diềm, xã Hoà Long, huyện Yên Phong thờ Vua Bà, Thuỷ tổ quan họ, bà được xem như là một vị thần nước, bài vị đền Vua Bà có ghi: “Đương cảnh Thành hoàng, Quốc Vương thiên tử, Nhữ Nương nam nữ, Nam Hải Đại Vương” [49, tr.13], Đông Hải, Thuỷ Bá... Hiện nay, theo điều tra bước đầu thu được, có tới 21 vị thuỷ thần được thờ ở Thuận Thành, trong đó làng Liễu Ngạn có 3 vị, thôn Bùi Xá, làng Cửu Yên có 1 vị, thôn Cựu, làng Cựu Cáp có 1 vị, Mão Điền có 2 vị, Đông Miếu có 3 vị, Thuỵ Mão có 1 vị, Lạc Thổ có 1 vị, Đại Đồng Thành có 1 vị, Bình Ngô có 1 vị, Yên Ngô có 1 vị, Nghi Khúc có 1 vị và Thường Vũ có 1 vị. Các đền thờ thuỷ thần này chủ yếu nằm dọc theo các bờ sông, là nơi

luôn phải chịu sự tàn phá ghê gớm của thuỷ tai, những khi lũ lụt nặng nề, cũng có khi hạn hán mất mùa, đời sống của con người luôn bị đe doạ. Bắt nguồn từ quan niệm cho rằng vạn vật có linh hồn và theo một tâm lý tự nhiên để trấn áp nỗi sợ hãi, có rất nhiều làng đã thờ thuỷ thần làm thành hoàng. Nhưng mỗi nơi, mỗi vùng văn hoá lại có những đặc trưng riêng [23].

Đặc biệt, ở Bắc Ninh rất phổ biến tục thờ Thánh Tam Giang. Đến thời Lê Sơ, để hội lực giữa vương quyền và thần quyền, nhà Lê đã cho lịch sử hoá hàng loạt các thần tự nhiên với quê quán, công trạng khá cụ thể... để “thần” được sống mãi trong dân gian. Thánh Tam Giang, các vị thuỷ thần đã được lịch sử hoá thành các vị tướng tài giỏi của Triệu Quang Phục: Trương Hống, Trương Hát có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI. Các ông đã được nhân dân các làng ven sông Cầu thờ làm thần Thành hoàng làng, đặc biệt là từ sau chiến thắng Như Nguyệt 1077, do hai ông đã có công âm phù giúp Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay pot (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)