Vai trò của Thành hoàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay pot (Trang 28 - 32)

Trong tín ngưỡng Thành hoàng, nói chung người Việt đều lấy Kính làm cơ sở cơ bản trong ứng xử với cái Thiêng vì ơn hay Kính vì sợ với mục đích chung là cầu An, cầu cho mọi việc đều bình yên vô sự, không bị các thế lực thiêng phá hại, Thành hoàng làng là vị thần bảo hộ, là người cứu dân làng khỏi các khổ nạn do những thế lực Thiêng khác gây ra. Tuy ngày nay, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, con người đã lý giải được những khoảng trống trong nhận thức, những bất công về mặt xã hội, những bất trắc, may, rủi trong cuộc sống nhưng tín ngưỡng Thành hoàng vẫn có những vai trò nhất định không thể phủ nhận đó là:

Một là, Thành hoàng có vai trò liên kết cộng đồng. Tín ngưỡng Thành hoàng, thực chất là tín ngưỡng phúc thần đóng vai trò liên kết cộng đồng người trong một cộng đồng lãnh thổ nông nghiệp hữu hạn, làm nơi quy tụ tâm linh cho cư dân. Thành hoàng chứng

kiến đời sống của dân làng, ban phúc độ trì cho những người trung hiếu, hiền lành, giáng hoạ trừng phạt những kẻ độc ác vô luân. Có tai biến, người ta thường đến lễ bái cầu xin thần che trở. Có việc oan ức, người ta thường lễ bái cầu xin thần chứng giám chuyển giữ hoá lành, giải oan cho người đó. Mọi người trong cộng đồng luôn tuân thủ theo luật lệ, đạo đức vì họ luôn tâm niệm rằng thần luôn giám sát những hoạt động của từng thành viên trong cộng đồng. Thần còn là lực lượng tiếp sức cho nhân dân trong các cuộc chống ngoại xâm, dập tắt thiên tai, bệnh dịch bằng con đường âm phù. Thần được dân làng hàng năm cúng tế và được triều đình phong kiến sắc phong thêm các mỹ tự sau mỗi lần cầu đảo linh nghiệm.

Nhà nước phong kiến Việt Nam chọn lọc và phong sắc cho Thành hoàng làng nhằm mục đích đoàn kết và động viên toàn bộ sức mạnh của cộng đồng làng, xã và dân tộc thành một khối đồng thời thực hiện việc quản lý xã hội đến cơ sở xã hội. Và ngôi đình xuất hiện lúc ban đầu với chức năng làm trụ sở hành chính - công sở của nhà nước phong kiến ở làng, xã dần dần trở thành nơi thờ cúng Thành hoàng và hội họp của chức dịch, dân làng.

Cùng với việc phong kiến hoá đình làng và thần làng, triều đình phong kiến đã tiến hành việc quản lý thống nhất đất nước. Các thần làng trở thành Thành hoàng làng. Các thần làng có công âm phù giúp vua dẹp giặc, giúp dân trừ thiên tai bệnh dịch hay những công thần của triều đình đều được sắc phong làm Thành hoàng.

Ngôi đình làng không chỉ là nơi thờ cúng các Thành hoàng làng mà đây còn là nơi tụ họp dân làng khi có việc chung, là chốn vui chơi của cả làng vào các dịp lễ hội. Ngôi đình xưa kia vừa là “trụ sở hành chính” của làng, vừa là “toà án” xử kiện của xã và những ngày nhộn nhịp vào đám, sân đình trở thành “sàn diễn”, “sân khấu” cho các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật như hát chèo, hát đúm, hát trống quân, cũng như các hoạt động thể thao như đấu vật, múa lân, kéo co, đánh cờ, thi thổi cơm.... “Trong nhiều thế kỷ, mãi tới mấy thập niên đầu thế kỷ 20, chức năng chính của ngôi đình miền Bắc vẫn là “hội trường lớn của làng" [16, tr.21-22].

Nếu như sự thờ cúng gia tiên là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong gia đình; thì sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn kết mọi thành viên trong cộng đồng làng,

xã. Trên cơ sở những nguyện vọng, mong ước của các thành viên trong làng hội tụ ở thần.

Hai là, Thành hoàng vai trò duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống. Thành hoàng làng là một trong những thành tố văn hoá mà người nông dân Việt Nam đã sáng tạo ra qua bao nhiêu thế hệ. Gắn với Thành hoàng là hội làng - một hoạt động văn hoá truyền thống ăn sâu vào lòng người với tư cách giá trị văn hoá. Những năm gần đây, các làng xã theo nhau khôi phục sinh hoạt văn hoá - lễ hội.

Vì các thần Thành hoàng là biểu hiện cho những giá trị nền tảng, giá trị gốc của làng nên mỗi cá nhân, khi giao cảm với tổ tiên xã hội của mình, đã dựa vào những giá trị ấy để xác định phương hướng hành động cho bản thân, xác định những cách ứng xử thích hợp cho mình. Do vậy, nếu việc thực hành tín ngưỡng gia tiên mang ý nghĩa của sự thực hành những khuôn mẫu văn hoá trong gia đình, thì việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng thần Thành hoàng lại mang ý nghĩa sự thực hành những khuôn mẫu văn hoá của cộng đồng, tức những chuẩn mực xã hội.

Vào đầu xuân hàng năm, làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh lại tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức Thượng đẳng Thành hoàng là danh tướng Thiên Cương thời vua Hùng. Tuy nay đã bỏ tục đốt pháo nhưng Đồng Kỵ vẫn tổ chức lễ rước pháo trọng thể, tưng bừng, và trong đình vẫn bảo tồn hình quả pháo khổng lồ bằng mã rực rỡ sắc màu, lễ rước pháo vẫn tấp nập đông vui thu hút hàng ngàn du khác trong và ngoài nước [16, tr.21-22]. Mỗi lần thắp hương trên bàn thờ gia tiên, đối thoại với vong hồn người đã khuất là mỗi lần người sống tìm lại được sự kiểm nghiệm chính mình: việc nào mình đã làm được, việc nào chưa làm được, những hành vi, việc làm nào là phù hợp với mong muốn của tổ tiên... thông qua đối thoại với tâm linh, từ đó tìm cách để hoàn thiện bản thân, với những gì sai trái mong được tổ tiên lượng thứ chỉ bảo cho đường đi, phù hộ cho con cháu gặp được nhiều may mắn, sức khoẻ dồi dào... Có thể nói việc thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam không chỉ là nhu cầu tâm linh, là đạo lý uống nước nhớ nguồn mà nó còn là một nét văn hoá giúp dân tộc ta trải qua những thăng trầm trong thời kỳ đô hộ của phong kiến

phương Bắc, vững bước đi lên trong công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Khác với trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo huyết thống gia đình, đối tượng được thờ cúng trong tín ngưỡng Thành hoàng thường được thờ cúng ở các miếu hay đình của các làng. Cũng như sự thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, việc thờ cúng Thành hoàng là nhằm nhớ ơn những người đã sinh ra mình, tôn vinh họ để cầu mong họ với uy quyền to lớn, sẽ giúp đỡ cộng đồng cũng như mọi thành viên trong cộng đồng đó vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống đời thường. Sự bình yên của cả cộng đồng làng, xã đều trông cậy vào Thành hoàng làng.

Mặc dù ngày nay, Thành hoàng không còn thích hợp với xã hội hiện đại nếu vẫn giữ nguyên dạng, nhưng lễ hội làng liên quan đến Thành hoàng đang tái diễn ở nhiều nơi đem lại sự phấn khởi, sinh hoạt văn hoá cho xóm làng. Việc thờ cúng thần Thành hoàng đặc biệt là các nhân thần thể hiện đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta phát huy các giá trị đạo đức nhân, lễ, nghĩa, thuỷ chung, tôn ti, trật tự từ bao đời nay.

Ba là, Thành hoàng giúp bù đắp những bắt trắc, rủi ro trong cuộc sống. Tuy ngày nay khoa học đã phát triển, nhưng con người vẫn gặp phải rất nhiều trắc trở trong cuộc sống như vô sinh, bệnh tật hiểm nghèo mà ngay cả y học hiện đại hiện nay còn chưa tìm ra phương pháp chữa trị, các thiên tai bất ngờ như sóng thần, động đất, lụt lội... hàng năm đã cướp đi biết bao sinh mạng con người. Tất cả những thực tế đó đã và đang làm tái hiện tín ngưỡng Thành hoàng.

Chương 2

T

TíínnnnggưưỡỡnnggTThhàànnhhhhooàànnggởởttỉỉnnhhBBắắccNNiinnhh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay pot (Trang 28 - 32)