I Chi phí trực tiếp
2. Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội.
2.1. Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và hiệu quả.
2.1.1. Cơ sở lý luận:
Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Bởi vì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Do có vai trò quan
trọng như vậy đối với quá trình sản xuất nên giảm chi phí nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản và chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế cho thấy chi phí nguyên vật liệu các công trình và các năm đều tăng hơn so với kế hoạch đề ra. Thậm chí năm 2004 chi phí nguyên vật liệu tăng 18,81% so với dự toán. Đây là một vấn đề đang được Chi nhánh hết sức quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình nên giảm chi phí nguyên vật liệu là vấn đề sống còn của Chi nhánh. Bởi nó mang tính chất quyết định đến công tác hạ giá thành công trình.
2.1.3. Nội dung của giải pháp:
Trong giá thành sản phẩm, để tiết kiệm nguyên vật liệu cần cải tiến kết cấu sản phẩm, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, lợi dụng triệt để phế liệu, sử dụng vật liệu thay thế, giảm các chi phí khác như chi phí vận chuyển, bảo quản, cấp phát,...
Ảnh hưởng của những biện pháp này đến hạ giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Chỉ số hạ giá thành Chỉ số định mức Chỉ số giá cả Chỉ số nguyên do giảm chi phí = tiêu dùng nguyên x của nguyên - 1 x vật liệu trong nguyên vật liệu vật liệu vật liệu giá thành Theo công thức này thì chỉ số hạ giá thành do 3 yếu tố tác động:
- Chỉ số định mức tiêu dùng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. - Chỉ số giá cả nguyên vật liệu.
- Chỉ số chi phí nguyên vật liệu trong giá thành.
Như vậy, muốn giảm được chi phí nguyên vật liệu phải nỗ lực thực hiện tốt ở tất cả các khâu và trên tất cả các mặt:
Khi bắt đầu thực hiện dự án thì phải có sự chuẩn bị về tất cả các mặt như bản vẽ thi công, tính toán các khối lượng công việc cần làm,... và phải xác định tonà bộ lượng nguyên vật liệu cần mua để phục vụ thi công xây dựng dự án đó. Công việc này thể hiện thông qua kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch này thể hiện qua 3 chỉ tiêu:
- Lượng vật liệu cần dùng. - Lượng vật liệu cần dự trữ. - Lượng vật liệu cần mua sắm.
Như vậy để bảo đảm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, Chi nhánh phải có phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn những nguyên vật liệu có giá thành hạ mà vẫn bảo đảm chất lượng công trình. Sử dụng nguyên vật liệu tại nơi gần địa điểm thi công xây dựng công trình nhất để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Phòng kế hoạch cần làm tốt nhiệm vụ tư vấn trong công tác cung ứng nguyên vật liệu và hàng tháng cần xác định giá cả một số nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho thi công xây dựng công trình để các đội có chính sách mua nguyên vật liệu kịp thời tránh thời gian chờ quyết định của cán bộ quản lý cấp cao dẫn đến trượt giá nguyên vật liệu.
Bên cạnh đó phải lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, đáng tin cậy và nên chọn mua của một nhà cung ứng hay nhiều nhà cung ứng. Mỗi biện pháp đều có những cái lợi và bất lợi cho công tác hạ giá thành của Chi nhánh. Vì vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần cân nhắc lựa chọn biện pháp nào tối ưu nhất.
Chi nhánh phải lên kế hoạch về dự trữ nguyên vật liệu. Nếu không cần thiết phải dự trữ nguyên vật liệu hoặc sẽ phát sinh thêm chi phí bảo quản, lưu kho thì Chi nhánh cần đặt mua với khối lượng lớn. Vì nếu làm như vậy thì sẽ giúp Chi nhánh tiết kiệm được chi phí thông qua được hưởng chiết khấu, chủ động về nguyên vật liệu và không làm tăng chi phí do dự trữ gây ra.
Một biện pháp nữa đó là Chi nhánh cần phải chuẩn bị chu đáo bãi tập kết nguyên vật liệu. Bãi tập kết nguyên vật liệu thường là sắt thép, bêtông, xi măng. Đây là những nguyên vật liệu dễ chịu tác động của thời tiết do đó phải có sự bảo quản cẩn thận, tránh tình trạng bị phơi mưa gió đến khi đưa vào sử dụng thi công thì không đủ đảm bảo chất lượng công trình nữa. Mặt khác bộ phận giao nhận và trông coi nguyên vật liệu phải đáng tin cậy, tránh tình trạng bất cẩn để thiếu nguyên vật liệu nhập về hoặc lấy cắp nguyên vật liệu.
Trong khâu sử dụng nguyên vật liệu:
Khi xây dựng bản vẽ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, Ban kỹ thuật phải đưa ra phương án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm. Và khi đi vào thi công xây dựng công trình phải giảm chi phí nguyên vật liệu một cách tối ưu. Để làm được điều đó thì cần có những giải pháp như cắt giảm tối đa hao phí nguyên vật liệu. Hao phí này bao gồm hao phí theo định mức và hao phí do nguyên nhân chủ quan và một số nguyên nhân khác. Ở đây chỉ xét hai biện pháp chủ yếu là hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thi công và giám sát thực hiện nghiêm ngặt các quy định sử dụng nguyên vật liệu trong thi công.
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch.Có thể nói rằng muốn nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp không thể không coi trọng việc nâng cao chất lượng của công tác định mức. Cũng có thể nói rằng, định mức là cơ sở của các mặt quản lý trong các doanh nghiệp. Do vậy, để hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu Chi nhánh cần phải thực hiện nhiều biện pháp song song với nhau như nâng cao tay nghề công nhân, sử dụng các loại máy công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào thi công xây dựng công trình cầu,...
Để giám sát thực hiện nghiêm ngặt các quy định sử dụng nguyên vật liệu trong thi công thì trước hết ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải phổ biến cho toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh biết rõ nội dung các quy định và mục đích của các quy định về sử dụng nguyên vật liệu trong thi công xây dựng công trình cầu. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong Chi nhánh, đặc biệt là công nhân thuê ngoài tại địa phương. Mặt khác Chi nhánh đưa ra các hình thức thưởng phạt rõ ràng đối với các đội thi công về việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. Đây cũng là hình thức để mỗi người tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với hiệu quả chung của toàn Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh cần có những chính sách khuyến khích các cá nhân và tập thể có những sáng kiến, đề xuất mang lại hiệu quả cho công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật liệu thay thế với chi phí rẻ hơn mà chất lượng không thay đổi hoặc tăng lên.