Thực trạng công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng giao thông 4– Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 4 – Hà Nội (Trang 35 - 40)

I Chi phí trực tiếp

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành công trình cầu.

3.2. Thực trạng công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng giao thông 4– Hà Nội.

3.2.1. Tình hình thực hiện công tác kế hoạch giá thành và hạ giá thành qua các năm.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu thực hiện các công trình tham gia xây dựng đạt chất lượng và tiết kiệm các chi phí. Để đánh giá tình hình này chúng ta hãy xem xét các kết quả hạch toán các chi phí trong khoản mục giá thành của Chi nhánh trong những năm qua thông qua 2 chỉ tiêu:

- Mức hạ giá thành thực tế (∆Z ) =Gía thành thực tế - Gía thành kế hoạch.

- Tỷ lệ hạ giá thành thực tế (T ) = Gía thành thực tế x 100% / Gía thành kế hoạch. Chúng ta hãy xem xét bảng tổng hợp sau:

Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành qua các năm.

TT Năm Gía thành kế hoạch (đồng ) Gía thành thực tế (đồng ) ∆Z (đồng ) T ( % ) 1 2003 28.763.987.495 28.495.356.981 - 287.630.514 99,06 2 2004 10.109.388.96 7 11.840.111.22 6 1.730.722.259 117,12 3 2005 27.867.748.98 7 27.783.560.78 5 - 84.188.202 99,70 4 2006 38.398.873.655 38.187.475.235 - 211.398.420 99,45

Nguồn: Ban Tài vụ.

Dựa vào bảng trên chúng ta thấy rằng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội trong những ănm qua có những biến động, không ổn định. Điều này là do Chi nhánh trong những năm qua đang trong quá trình hình thành và phát triển. Mặt khác, những năm qua giá cả các yếu tố đầu vào luôn biến động, đặc biệt là giá cả các loại nguyên vật liệu trong thi công xây dựng công trình cầu như sắt, thép, cát sỏi.

Nhìn chung, tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội thay đổi theo xu hướng tương đối khá tốt. Năm 2003 giá thành thực tế chỉ bằng 99,06% giá thành kế hoạch, tương đương với chênh lệch là 287.630.514 đồng. Tính đến thời điểm này Chi nhánh đã đi vào hoạt động được hơn 2 năm trong lĩnh vực xây dựng công trình cầu. Do vậy Chi nhánh đã có những kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức thi công nên đã đạt được thành tựu này. Nhưng sang năm 2004 sự chênh lệch giữa giá thành thực tế nhiều hơn giá thành kế hoạch là 1.730.722.259 đồng, tương đương với giá thành thực tế bằng 117,12% giá thành kế hoạch. Điều này là do năm 2004 Chi nhánh có sự chuyển giao công việc giữa 2 giám đốc Chi nhánh nên công tác quản lý lỏng lẻo, nội bộ Chi nhánh có dự xáo trộn làm cho cán bộ công nhân viên Chi nhánh làm việc mất tập trung, không hiệu quả. Dẫn đến tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không hiệu quả, các chi phí xây dựng công trình tăng hơn nhiều so với mức dự toán ban đầu.

Năm 2005 và năm 2006 tình hình thực hiện kế hoạh giá thành của Chi nhánh đã lấy lại được sự ổn định và có hiệu quả hơn. Nhưng trong 2 năm này thị trường nguyên vật liệu nước ta có những biến động lớn về giá cả nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác hạ giá thành ở Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội.

Bảng tổng hợp sau ( bảng 13 ) sẽ chi tiết và cụ thể hơn sự biến động tình hình công tác hạ giá thành trong những năm qua của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội.

Năm 2003, các khoản mục chi phí trong giá thành xây dựng công trình đã được Chi nhánh sử dụng tiết kiệm. Do vậy giá thành thực tế đã thấp hơn giá thành kế hoạch như đã phân tích ở trên. Đây là một thành tựu lớn của Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược hạ giá thành.

Năm 2004, tất cả các chi phí trong giá thành xây dựng đều tăng so với kế hoạch ban đầu. Trước hết là chi phí nguyên vật liệu tăng 567.961.937 đồng.

Nguyên nhân là do công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến thất thoát trong quá trình thi công xây dựng công trình. Chi phí nhân công thực tế cũng tăng khá lớn so với dự toán ban đầu. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã không xây dựng chiến lược thuê mướn và sử dụng nhân công hợp lý và khoa học. Dẫn đến số lượng nhân công thuê ngoài lớn và với chi phí cao. Từ việc không có chính sách lao động hợp lý nên làm cho chi phí sử dụng máy thi công và chi phí chung thực tế cũng tăng lên.

Năm 2005, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công thực tế đã giảm hơn so với kế hoạch. Nhưng chi phí nguyên vật liệu và chi phí chung thực tế vẫn còn tăng so với kế hoạch. Nguyên nhân là do trong năm này thị trường nguyên vật liệu nước ta có những biến động về giá cả, nên khi lập dự toán Chi nhánh đã không tính hết được sự biến động này. Do có sự xáo trộn, thay đổi về cán bộ quản lý nên chi phí chung cũng tăng lên.

Năm 2006, Chi nhánh đã cắt giảm được hầu hết các chi phí trong giá thành xây dựng công trình. Với sự ổn định hơn về mặt nhân sự và sự quản lý có khoa học hơn, Chi nhánh đã có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng nhân công và sử dụng máy thi công nên đã tiết kiệm được những chi phí này. Tuy vậy, chi phí chung vẫn chưa tiếi kiệm được.

Nhìn chung tình hình công tác hạ giá thành qua các năm ở Chi nhánh Tổng công ty 4- Hà Nội đã đạt được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như chi phí chung hầu hết các năm đều tăng, trừ năm 2003. Chi nhánh cần phải xem xét tìm ra nguyên nhân để cắt giảm những chi phí không cần thiết để không ảnh hưởng đến chiến lược chung của Chi nhánh là cắt giảm chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng công trình.

Bảng 11: Tình hình thực hiện kế hoạch các khoản mục chi phí trong giá thành công trình cầu qua các năm.

Đơn vị: Đồng TT Năm NVL NC MTC CPC 1 2003 KH 18.125.645.480 3.270.535.632 6.354.915.918 1.012.890.465 TT 18.063.758.201 3.256.986.481 6.228.745.510 945.866.789 ∆Z - 61.887.279 - 13.549.151 -126.170.408 - 67.023.676 T(%) 99,66 99,58 98,01 93,38 2 2004 KH 6.015.463.380 1.143.824.357 2.035.245.137 914.856.093 TT 7.147.315.624 1.438.496.285 2.145.573.637 1.108.725.680 ∆Z 1.131.852.244 294.671.928 110.328.500 193.869.587 T(%) 118,81 125,76 105,42 121,19 3 2005 KH 17.837.862.425 3.058.641.752 5.985.279.257 987.965.553 TT 18.089.468.651 2.792.615.487 5.807.562.118 1.093.014.529 ∆Z 251.606.226 - 266.026.265 - 177.717.139 105.048.976 T(%) 101,41 91,30 97,03 110,63 4 2006 KH 24.735.581.572 4.469.325.771 8.093.785.638 1.100.180.674 TT 24.561.988.952 4.384.857.649 7.847.925.695 1.392.702.939 ∆Z -173.592.620 -84.468.122 - 245.859.943 292.522.265 T(%) 99,29 98,04 96,96 126,59 Nguồn: Phòng Tài vụ

Sau đây là bảng tổng hợp tính toán tỷ lệ các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành thực tế qua các năm của Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội.

Bảng 12: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành thực tế qua các năm.

Đơn vị: %

TT Khoản mục chi phí Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Chi phí nguyên vật liệu 63,40 60,36 65,11 64,32 2 Chi phí nhân công 11,43 12,15 10,05 11,48 3 Chi phí máy thi công 21,85 18,13 20,90 20,55

4 Chi phí chung 3,32 9,36 3,94 3,65

5 Gía thành 100 100 100 100

Nguồn: Ban Tài vụ

Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng: Chi phí nguyên vật liệu và chi phí máy thi công trong cơ cấu giá thành thực tế chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. Chi phí nguyên vật liệu tăng từ 63,4% năm 2003 lên 64,32% năm 2006. Chi phí nhân công và chi phí máy thi công tăng giảm không ổn định. Còn chi phí chung có xu hướng giảm dần.

Chúng ta cũng đã biết rằng cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật – công nghệ thì xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây dựng là giảm tỷ trọng các khoản chi phí chung và chi phí nhân công , còn tăng tỷ trọng các chi phí nguyên vật liệu và chi phí máy thi công. Như vậy, nhìn chung sự biến động tỷ trọng các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành của Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội là theo xu hướng tốt, phù hợp với quy luật phát triển của quá trình sản xuất hiện đại.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hạ giá thành công trình cầu ở Chi nhánh Tổng công ty xâydựng công trình giao thông 4 – Hà Nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w