I Chi phí trực tiếp
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành công trình cầu.
3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hạ giá thành công trình cầu:
3.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố nguyên vật liệu:
Như chúng ta đã biết, nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực
tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách. Chỉ trên cơ sở đó mới bảo đảm nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh có lãi, chu kỳ sống sản phẩm được kéo dài.
Việc phân chia nguyên vật liệu chính hay phụ không phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học, khối lượng tiêu hao mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất còn thể hiện ở chỗ: Xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Do đó cũng có thể nói, bảo đảm chất lượng của nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về mặt tài chính ta còn thấy, vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động ( khoảng từ 40% đến 60% trong tổng số vốn lưu động ). Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành ( thường chiếm tỷ trọng từ 60% đến 80% ). Đứng trên các góc độ này ta có thể rút ra kết luận: Nguyên vật liệu không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất mà nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong các doanh nghiệp.
Mặc dù, chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ hai nhân tố: mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thi công và đơn giá nguyên vật liệu.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trong giá thành thực tế, Chi nhánh Tổng giao thông 4 – Hà Nội sử dụng phương pháp sau: Số tuyệt đối:
∆VL = Chi phi vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán. Số tương đối:
%VL = Chi phí vật liệu thực tế x 100% Chi phí vật liệu dự toán
- Nếu %VL > 100% và ∆VL >0 : chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Nếu %VL < 100% và ∆VL < 0 : chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí nguyên vật liệu.
3.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố nhân công:
Nhân công hay còn gọi là yếu tố lao động, là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất bị ngừng trệ. Vì vậy, để quá trình sản xuất được thực hiện thì doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí để trả cho người lao động. Mặc dù chi phí này không chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình cầu như chi phí nguyên vật liệu, nhưng những ảnh hưởng của nó đến giá thành công trình cầu thì không nhỏ. Chi phí nhân công của một công trình cầu chịu tác động của hai nhân tố chính là số lượng nhân công và giá thuê nhân công.
Số lượng nhân công thay đổi theo sự thay đổi của khối lượng công việc cần làm đối với công trình đó. Do đó làm cho chi phí nhân công của công trình cũng thay đổi theo. Số lượng nhân công cũng phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án xây dựng công trình. Từ đó, giá thành xây dựng công trình cầu cũng thay đổi theo.
Giá thuê nhân công thì phụ thuộc vào cơ chế chính sách tiền lương của Nhà nước ( tiền lương cơ bản và hệ số lương, hệ số phụ cấp ). Khi đó thì giá thành xây dựng công trình cầu cũng thay đổi theo. Sau đây là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của chi phí nhân công ở Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội:
∆NC = Chi phí nhân công thực tế - Chi phí nhân công dự toán. - Số tương đối:
Chi phí nhân công thực tế
%NC = x 100% Chi phí nhân công dự toán
- Nếu % NC > 100% và ∆NC > 0: doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí nhân công. - Nếu % NC < 100% và ∆NC < 0: doanh nghiệp đã lãng phí chi phí nhân công.
3.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố máy thi công :
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng thì máy móc thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng đến quá trình tạo ra sản phẩm và hiệu quả của quá trình đó. Máy móc thiết bị thể hiện năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Nó thể hiện ở chỗ doanh nghiệp đó có khả năng đảm nhận xây dựng các công trình phức tạp, có quy mô lớn và bảo đảm các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của nhà đầu tư đưa ra hay không.
Mặt khác, trong lĩnh vực xây dựng chi phí mua sắm máy móc thiết bị rất tốn kém. Bởi vì, ngành xây dựng mang tính đặc thù và đơn chiếc cho nên máy móc sử dụng thường có giá trị lớn và việc vận hành cũng phức tạp, đòi hỏi phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí nhiên liệu, năng lượng. Do vậy, chi phí máy móc thiết bị cũng có ảnh hưởng khá lớn đến giá thành xây dựng công trình cầu. Sau đây là cách xác định mức độ ảnh hưởng của chi phí máy thi công:
- Số tuyệt đối:
∆MTC = Chi phí MTC thực tế - Chi phí MTC dự toán. - Số tương đối:
% ∆MTC = x 100% Chi phí MTC dự toán
- Nếu %MTC > 100% và ∆MTC > 0: doanh nghiệp đẫ tiết kiệm chi phí máy thi công.
- Nếu % MTC < 100% và ∆MTC < 0: doanh nghiệp đã lãng phí chi phí máy thi công.
3.1.4. Ảnh hưởng của chi phí chung:
Chi phí chung là một khoản mục của giá thành xây dựng công trình cầu. Chi phí chung là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây dựng công trình, nhưng cần thiết để phục vụ công tác thi công, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng công trình. Chi phí chung bao gồm: Chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ nhân công trực tiếp thi công, chi phí phục vụ thi công và chi phí gián tiếp khác. Các chi phí này luôn biến động và liên quan đến toàn bộ sản phẩm xây dựng chứ không liên quan đến từng bộ phận kết cấu hay công tác riêng biệt.
Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí chung, Chi nhánh Tổng công ty 4 – Hà Nội cũng đã dựa vào 2 chỉ số: số tuyệt đối và số tương đối.
- Số tuyệt đối:
∆CPC = Chi phí chung thực tế - Chi phí chung dự toán. - Số tương đối:
Chi phí chung thực tế
%CPC = x 100% Chi phí chung dự toán
- Nếu %CPC > 100% và ∆CPC > 0: doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí chung - Nếu % CPC < 100% và ∆CPC < 0: doanh nghiệp đã lãng phí chi phí chung