103
t− sản trong những điều kiện mới, pháp chế xã hội chủ nghĩa phải đ−ợc thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa: Các quan hệ xã hội quan trọng, đặc biệt là các quan hệ có liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà n−ớc, tới quyền và lợi ích cơ bản của nhân dân đều phải đ−ợc điều chỉnh bằng pháp luật; pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn “ngự trị” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quan trọng của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gia đình; các cơ quan nhà n−ớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật; hoạt động phòng và chống vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm triệt để và có hiệu quả…
Nhà n−ớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng c−ờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, Điều 12 Hiến pháp Việt Nam 1992. Điều này đòi hỏi cả bộ máy nhà n−ớc nói chung, từng cơ quan nhà n−ớc nói riêng phải đ−ợc tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và hoạt động phù hợp với pháp luật; nhà n−ớc phải quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội bằng pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật theo pháp luật. Nhà n−ớc quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ hạn chế đ−ợc hiện t−ợng chủ quan, sự tuỳ tiện của những ng−ời có chức vụ, quyền hạn, xóa bỏ đ−ợc tình trạng quản lý tuỳ thuộc vào các tình tiết ngẫu nhiên, vào tâm trạng và tính cách của ng−ời quản lý. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà n−ớc đ−ợc thống nhất, nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy hiệu lực của nhà n−ớc và bảo đảm công bằng xã hộị
Các tổ chức chính trị- xã hội và các đoàn thể quần chúng phải đ−ợc thành lập hợp pháp và phải hoạt động phù hợp với pháp luật. Trong xã hội ta pháp chế và trật tự pháp luật là cơ sở của đời sống xã hội có tổ chức cho nên củng cố pháp chế không chỉ là nhiệm vụ của Nhà n−ớc mà còn là nhiệm vụ chung của Đảng, của các tổ chức chính trị- xã hội nh− công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng khác. Các tổ chức chính trị- xã hội và các đoàn thể quần chúng phải đ−ợc thành lập hợp pháp (đ−ợc nhà n−ớc cho phép thành lập, tồn tại và hoạt động). Các tổ chức, đoàn thể xã hội hoạt động theo điều lệ, theo các quy định của tổ chức mình nh−ng phải phù hợp với pháp luật của Nhà n−ớc, nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Điều lệ, nghị quyết và các văn bản của các tổ chức chính trị- xã hội không đ−ợc trái với pháp luật. Trong tr−ờng hợp có mâu thuẫn giữa văn bản của các tổ chức, đoàn thể xã hội với pháp luật thì phải thực hiện theo pháp luật.
ở n−ớc ta Đảng Cộng sản Việt Nam là lực l−ợng lãnh đạo nhà n−ớc và lãnh đạo xã hội, nh−ng Đảng cũng phải chịu sự quản lý của Nhà n−ớc nên các tổ chức đảng, mỗi đảng viên đều có nghĩa vụ g−ơng mẫu thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà n−ớc. Vì vậy, Điều 4, Hiến pháp n−ớc ta năm 1992 một mặt ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nh−ng mặt khác lại quy định "mọi tổ chức Đảng
104
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho công dân tự do, bình đẳng, công bằng, hạnh phúc, do vậy, tuân theo Hiến pháp và pháp luật là nghĩa vụ của mỗi công dân. Công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách chính xác, triệt để, phải xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật. Để bảo đảm sự an toàn về mặt pháp lý cho mỗi công dân nguyên tắc pháp chế cho phép công dân đ−ợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, mọi công dân khi sử dụng các quyền, tự do dân chủ của mình không đ−ợc gây thiệt hại đến lợi ích, tự do của công dân khác và của xã hộị
Dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể thiếu pháp chế xã hội chủ nghĩạ Pháp chế là nền tảng vững chắc nhất để duy trì và thực hiện những nguyên tắc của dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo ra tính tổ chức kỷ luật, thiết lập kỷ c−ơng của xã hội, bảo đảm công bằng xã hộị Có thể nói dân chủ càng đ−ợc mở rộng thì pháp chế càng đ−ợc tăng c−ờng và ng−ợc lại việc tăng c−ờng pháp chế sẽ là điều kiện để củng cố, phát triển dân chủ.
Có thể nói, pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa là nhu cầu, vừa là kết quả khách quan của quá trình thiết lập và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩạ Nó hình thành, phát triển cùng với sự hình thành, phát triển của nhà n−ớc và pháp luật xã hội chủ nghĩạ Đồng thời pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa là điều kiện quan trọng để củng cố, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩạ Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta phải không ngừng củng cố và tăng c−ờng pháp chế xã hội chủ nghĩạ
5. Nguyên tắc công khai, minh bạch, hài hoà hoá pháp luật
Đây là nguyên tắc mới đ−ợc đề cập tới nhiều hơn ở n−ớc ta trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi đất n−ớc ta b−ớc vào thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc luôn có lợi ích khác nhau, có khuynh h−ớng phát triển khác nhau, nh−ng giữa các quốc gia, các dân tộc cũng có những lợi ích chung thống nhất với nhau nên buộc phải liên kết, hợp tác với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, tất yếu trong sự phát triển hiện nay, nó lôi cuốn ngày càng nhiều n−ớc tham gia, nó làm cho các quốc gia có sự liên kết chặt chẽ và tuỳ thuộc vào nhau nhiều hơn. Sự phân công và hợp tác kinh tế trên phạm vi toàn cầu sớm hay muộn cũng dẫn đến tình trạng hội nhập và thay đổi của các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau, trong đó có sự hội nhập và thay đổi của pháp luật mỗi n−ớc. Với chính sách mở cửa và hội nhập để phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã và đang từng b−ớc chịu sự tác động và có ảnh h−ởng tới kinh tế các n−ớc khác trong khu vực và trên thế giới ngày một nhiều hơn. Quá trình hội nhập của kinh tế Việt Nam đòi hỏi pháp luật Việt Nam cũng phải thay đổi cho phù hợp với những thay đổi quan trọng của kinh tế.
Những năm qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình đổi mới sâu sắc từ t− duy đến hành động và đã thu đ−ợc những
105
thắng lợi vô cùng to lớn, góp phần củng cố thế và lực của n−ớc ta trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế và phát triển. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo h−ớng pháp luật của một nhà n−ớc pháp quyền, nhiều quy định pháp luật nhất là trong các lĩnh vực nh− th−ơng mại, kinh tế, dân sự... đã đ−ợc sửa đổi, bổ sung phục vụ cho quá trình mở cửa, hội nhập.
Quá trình toàn cầu hoá luôn đặt ra tr−ớc chúng ta vấn đề là làm sao phải tranh thủ, tận dụng đ−ợc những cơ hội, tiếp thu những cái mới, tạo điều kiện cho sự tăng tr−ởng kinh tế- xã hội để nhanh chóng đ−a n−ớc ta tiến kịp các n−ớc khác trong khu vực và trên thế giớị Đồng thời phải bảo vệ đ−ợc lợi ích của đất n−ớc, giữ gìn những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ đ−ợc những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đạt đ−ợc, bảo đảm định h−ớng phát triển xã hội chủ nghĩa của đất n−ớc, con đ−ờng mà chúng ta đã lựa chọn cho sự phát triển và tiếp tục lựa chọn con đ−ờng phát triển đó.
Đối với n−ớc ta đổi mới, hội nhập là vấn đề tất yếu, song đổi mới, hội nhập nh− thế nào, thay đổi những gì trong hệ thống pháp luật thì lại là vấn đề vô cùng nan giảị Thêm vào đó là cơ sở kinh tế- xã hội và các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam nói riêng của các n−ớc xã hội chủ nghĩa nói chung có nhiều điểm khác so với cơ sở kinh tế- xã hội và các nguyên tắc của pháp luật các n−ớc không phải xã hội chủ nghĩạ Ch−a kể là trình độ phát triển kinh tế- xã hội, nền văn hoá và phong tục tập quán của các n−ớc là không đồng nhất. Những n−ớc có điều kiện và trình độ phát triển t−ơng tự nh− Việt Nam hầu nh− không có. Việt Nam lại là một n−ớc á đông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nghề trồng lúa n−ớc và nền văn hoá làng xã truyền thống, đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất n−ớc. Do vậy, một số t− t−ởng, quan điểm pháp luật có thể phù hợp với n−ớc ngoài nh−ng không hoặc ch−a thể phù hợp với điều kiện kinh tế và văn hoá - xã hội của Việt Nam.
Với tinh thần chủ động hội nhập Việt Nam cần xây dựng hệ thống pháp luật có đủ khả năng thúc đẩy, định h−ớng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc, phát huy đ−ợc vai trò và tiềm năng của đất n−ớc, bảo đảm cho đất n−ớc phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng phải là những hàng rào vững chắc trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của ng−ời lao động, ng−ời tiêu dùng, lợi ích của các doanh nghiệp, của Nhà n−ớc, bảo vệ kinh tế- văn hoá- xã hội Việt Nam khỏi những sự xâm hại, những tác động độc hại từ bên ngoài, bảo vệ định h−ớng phát triển của đất n−ớc theo chủ nghĩa xã hộị
Việc mở cửa, hội nhập đòi hỏi nhà n−ớc ta phải thực hiện việc công khai, minh bạch hoá trong hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật, nhất là về kinh tế và th−ơng mạị Nhà n−ớc phải công bố kịp thời tất cả các luật, các quy định về thủ tục cho nhân dân và cho các đối tác để có thể dự báo tr−ớc và công bằng. Các tổ chức và cá nhân cần phải biết tr−ớc đ−ợc pháp luật quy định những gì, những gì pháp luật cấm, những gì pháp luật cho phép thực hiện..., dự
106
liệu tr−ớc đ−ợc những kết quả hay hậu quả pháp lý có thể xẩy ra do hoạt động của mình, rồi từ đó có thể xác định đ−ợc là nên xử sự nh− thế nào thì sẽ an toàn, sẽ không bị pháp luật trừng phạt. Chẳng hạn, để bảo đảm an toàn, khuyến khích những nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc yên tâm tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh Nhà n−ớc ta đã ghi nhận một biện pháp an toàn pháp lý quan trọng là: (Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong tr−ờng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà n−ớc tr−ng mua hoặc tr−ng dụng có bồi th−ờng tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị tr−ờng, Điều 23 Hiến pháp 1992).
Việc công khai, minh bạch hoá pháp luật cũng có nghĩa là nhà n−ớc có nghĩa vụ phải phổ biến đến nhân dân, các đối t−ợng chịu sự điều chỉnh, tác động tất cả các quy định pháp luật, bất luận đó là quy định của văn bản luật hay văn bản d−ới luật. Nếu pháp luật không rõ ràng, không chính xác mà lại thiếu sự giải thích chính thức của các cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền thì các chủ thể có thể nhận thức và thực hiện pháp luật sai, làm cho độ an toàn về mặt pháp lý của họ không caọ Đó là ch−a kể đến pháp luật không rõ ràng, không chính xác còn có thể dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà n−ớc áp dụng chúng không đúng, không chính xác ảnh h−ởng tới lợi ích của các tổ chức và cá nhân.
Tiếp tục đ−ờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa ph−ơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế vì hoà bình, độc lập, hợp tác và phát triển chúng ta đã chủ động và tích cực hội nhập từng b−ớc, mở rộng những điểm t−ơng đồng, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ sự khác biệt về một số chính sách và quy định pháp luật của Việt Nam với pháp luật của các n−ớc trong khu vực và với pháp luật của những n−ớc có liên quan trực tiếp tới Việt Nam. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với n−ớc ta bởi sự khác biệt về hệ thống chính sách kinh tế và hệ thống pháp luật Việt Nam so với các chế định của pháp luật quốc tế và pháp luật n−ớc ngoàị Sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải chủ động xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật và các chính sách kinh tế cho phù hợp với những yêu cầu của quá trình đòi hỏi hội nhập (những kết quả của các cuộc đàm phán giữa n−ớc ta với các n−ớc có liên quan), song vẫn bảo đảm đ−ợc định h−ớng phát triển và lợi ích của đất n−ớc tạ
Thực tiễn thực hiện
Một số nguyên tắc pháp luật ở Việt Nam thời gian qua
ThS. Nguyễn Minh Tuấn Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc pháp luật là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn nhất của các qui phạm pháp luật và đó cũng là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện các nguyên tắc pháp luật. Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc pháp luật thời gian qua nổi lên những −u điểm và hạn chế cơ bản sau:
107
Về mặt −u điểm: d−ới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan nhà n−ớc từ việc xây dựng đến thi hành pháp luật, luật pháp đã và đang trở thành sự đảm bảo về mặt pháp lý, trở thành công cụ của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội; nhu cầu tìm hiểu pháp luật của ng−ời dân đ−ợc nâng cao; pháp luật đã đ−ợc xây dựng theo h−ớng qui trách nhiệm th−ởng, phạt rõ ràng, cống hiến phù hợp với h−ởng thụ; không còn ý thức dựa dẫm vì vậy đã tạo đ−ợc niềm tin của ng−ời dân.
Nhằm đảm bảo mục tiêu tăng tr−ởng kinh tế phải đi liền với công bằng xã hội, chúng ta đã đồng thời quan tâm đến cả hai vấn đề xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng kinh tế và chức năng xã hộị Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, nhà n−ớc đã tạo lập hành lang pháp lý đảm bảo cho các chủ thể kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; những doanh nghiệp làm ăn phi pháp đã có cơ chế xử phạt nghiêm minh.
Các nguyên tắc pháp luật đã đ−ợc quán triệt trong hầu hết các công đoạn: từ xây dựng, ban hành văn bản qui phạm pháp luật đến thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật cụ thể là: việc xây dựng pháp luật đã có kế hoạch cụ thể, Quốc hội đã có hẳn ch−ơng trình làm luật; ng−ời dân đã đ−ợc góp ý kiến trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng; pháp luật dần trở nên khả thi, khách quan và công bằng hơn. Cải cách hành chính đã b−ớc đầu đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể, cụ thể là chúng ta đã từng b−ớc tinh giản bộ máy nhà n−ớc, bỏ khâu trung gian, giảm cơ chế xin cho, cải cách thủ tục hành chính theo h−ớng "một cửa - một dấu"; việc tuyển dụng cán bộ, công chức, xử lý khen th−ởng và kỉ luật, vấn đề đào tạo và