hợp; xây dựng được những mô hình hoạt động mới, phù hợp với đặc thù ở từng làng, từng khu vực ở địa phương
Báo cáo tổng kết công tác văn hóa thông tin năm 1996 của Bộ Văn hóa - thông tin về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có viết: "Các địa phương tiếp tục tìm tòi và áp dụng các hình thức hoạt động thích hợp với cơ sở ở từng vùng, từng khu vực, địa
phương"; điều này chứng tỏ việc xác định mô hình hoạt động, nội dung và tiêu chí cụ thể để xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói chung và ở làng văn hóa nói riêng là một việc hết sức khó khăn. Thực tế này cũng đang diễn ra ở Quảng Nam, đặc biệt là ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều địa bàn chưa tìm được mô hình cụ thể, phương pháp hoạt động và kinh phí để tổ chức hoạt động nên hoạt động văn hóa ở nhiều làng quê trở nên buồn tẻ và đơn điệu. Do vậy, để tăng cường hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các làng cần phải chỉ ra những nội dung cơ bản; những mặt hoạt động thiết thực có khả năng động viên mọi người, tích cực tham gia xây dựng làng văn hóa.
ở Quảng Nam, trong thời gian tới cần phải đặc biệt chú trọng các hoạt động sau:
- Hoạt động nghệ thuật quần chúng phải đảm bảo để quần chúng tham gia một cách tích cực và thực sự trở thành chủ thể sáng tạo. Điều này nhằm khẳng định rằng, quần chúng nhân dân không phải chỉ là người hưởng thụ nghệ thuật mà còn là người sáng tạo nghệ thuật. Dưới góc độ tiếp cận này có thể lấy làng Đại Bình làm điển hình để triển khai. Hát đối đáp, hát bài chòi... ở Quảng Nam là những loại thể rất dễ phát huy tác dụng dưới mô thức này. Đời sống tinh thần của nhân dân chỉ thực sự được nâng lên khi họ có đủ điều kiện và khả năng để tham gia vào hoạt động nghệ thuật. Quần chúng không chỉ có nhu cầu thưởng thức mà còn có nhu cầu hoạt động sáng tạo. Những tác phẩm nghệ thuật quần chúng thường phản ánh sát thực cuộc sống thường nhật của họ như: ươm tơ, dệt lụa, chèo đò, gặt hái, cày bừa...Vì thế, nhờ những hoạt động nghệ thuật này mà đất Quảng cho đến bây giờ còn lưu giữ được những bài vè, dân ca, hát bội, bài chòi, đối đáp...rất có giá trị và tiếp tục lưu truyền trong môi trường xã hội.
Mặt khác, cũng chính từ phong trào nghệ thuật quần chúng có thể chọn được nhiều hạt nhân tích cực cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy, hoạt động nghệ thuật quần chúng ở nơi nào mạnh thì các tệ nạn xã hội cũng giảm mạnh, các giá trị tích cực của văn hóa làng sống dậy. Do vậy, các hình thức hoạt động như: hát cho nhau nghe (Đại Bình); hát cho chúng mình nghe (Hà Trung), đi ba bước làm một bài thơ (Châu Lâu)... là những mô hình sáng tạo cần tiếp tục phát huy và nhân rộng ra trong phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.
- Đặc biệt chú trọng xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư, xây dựng gia đình văn hóa là một nội dung hết sức thiết thực đòi hỏi phải làm thường xuyên và triển khai ở mọi cấp, mọi ngành, mọi gia đình.
Thực tiễn ở Quảng Nam cho thấy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phong trào xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa của tỉnh đã góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Nhiều địa phương đã chủ động trong việc đề ra qui ước gia đình, tộc họ nhằm xây dựng nếp sống văn minh tiến bộ.
Tuy nhiên, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa phát triển không đồng đều và chưa sâu rộng. Nếp sống văn hóa chưa trở thành phổ biến, có những hiện tượng tiếp thu văn hóa lai căng và kế thừa văn hóa truyền thống thiếu chọn lọc. Các hủ tục, mê tín, dị đoan ở một số nơi có xu hướng phục hồi. Nhiều nơi việc cưới tổ chức phô trương, đua đòi; việc tang tổ chức phúng viếng linh đình, lãng phí thời gian và tiền bạc, làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Những sinh hoạt như tổ chức sinh nhật, mừng thọ, lên đồng, gọi hồn... đang diễn ra ở một số nơi ở các làng quê. Vấn đề này cần sớm có các giải pháp khắc phục.