Làng di dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay pptx (Trang 44 - 45)

Xét về mặt xã hội, quá trình di dân lập làng mới có thể do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do thay đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Hai là, do quá trình gia tăng dân số ở các làng.

Ba là, một số người muốn lập chỗ ở mới với những lý do khác.

ở Quảng Nam, nguyên nhân tách làng để lập làng mới vì nhu cầu phát triển kinh tế chiếm ưu thế lớn nhất. Loại làng di dân sớm nhất xuất hiện vào thế kỷ XIV. Một trong các làng đó là làng Bảo An (Điện Quang, Điện Bàn). Theo gia phả các họ lâu đời nhất trong làng còn để lại; tổ tiên của ba gia đình Phan, Nguyễn, Ngô đều gốc huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, Thừa Tuyên Nghệ An. Ba vị đã kết bạn cùng khai phá vùng đất

phía bắc sông Thu Bồn được gần 40 mẫu ta (mẫu = 5.000 m2) lập ra làng Bảo An. Đây là làng nổi tiếng về nghề dệt lụa và nấu đường. Đây cũng là vùng đất nổi tiếng có những học trò giỏi và đỗ đạt. Cho mãi đến hôm nay, làng Bảo An được xem là mẫu hình tốt ở Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục và lòng yêu nước.

Trong quá trình lịch sử, việc di dân lập làng luôn luôn diễn ra và trong thời điểm hiện tại hiện tượng này vẫn đang diễn ra. ở miền núi Quảng Nam trong khu vực các huyện: Phước Sơn, Nam Giang, Hiên trong những năm gần đây nổi lên hiện tượng rất đông cư dân các tỉnh khác kéo về đây để đãi vàng. Trong quá trình kiếm sống, một số cư dân do nhiều lý do khác nhau đã tự san ủi triền núi làm nhà để ở và dần dần quy hợp thành các làng mới. Theo thống kê, từ năm 1997 đến 2000 ở Phước Sơn đã xuất hiện 3 làng, Nam Giang 2 làng và Hiên 2 làng với mô hình tạo lập như trên đã mô tả. Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận như: môi trường hoạt động sản xuất, môi trường tạo lập làng, môi trường văn hóa - xã hội v.v...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay pptx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)