Địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay pptx (Trang 31 - 33)

Tỉnh Quảng Nam là vùng đất nằm ở miền Trung của đất nước trên trục 14053'-

16013' vĩ độ Bắc, 107013-108044' kinh độ Đông. Vị trí này nằm chính giữa trục giao thông Bắc - Nam và đường sắt (ga Tam Kỳ cách ga Hà Nội phía bắc 864 km, cách ga Hòa Hưng - thành phố Hồ Chí Minh phía Nam 862 km), đường bộ, đường thủy, đường hàng không của cả nước và khu vực Đông Nam á. Đây cũng là địa bàn cuối của miền Trung nước ta vừa có biên giới với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây vừa giáp biển Thái Bình Dương ở phía Đông. Từ bờ biển của Quảng Nam đến biên giới Việt Lào, chỗ hẹp nhất là 72 km, nơi rộng nhất là 125 km. Bờ biển Quảng Nam dài 125 km trải dài từ Cửa Đại (Hội An) đến Vịnh Dung Quất ở cực Nam của tỉnh Quảng Nam (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, giáp huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi).

Là một vùng đất tương đối rộng, Quảng Nam có địa hình, địa mạo nghiêng từ Tây sang Đông; tạo nên những tiểu vùng địa lý, khí hậu, kinh tế, văn hóa hết sức đa dạng,

phong phú. Tổng diện tích tự nhiên là 10.406 km, đất nông nghiệp: 1.040 km2, đất lâm

nghiệp: 8430 km2, mặt nước trong đất liền: 28.000 ha. Theo nguồn gốc phát sinh thì có

10 nhóm đất chính với 34 loại đất, trong đó, nhóm đất đỏ chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh.

Quảng Nam là một trong những tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu hai miền Nam - Bắc, là một vùng lãnh thổ có đầy đủ các ưu thế để phát triển sản xuất.

Ngày xưa, đường sông là con đường giao thông thuận lợi nhất, giúp cho việc trao đổi hàng hóa từ vùng này đến vùng khác, là chiếc cầu nối văn hóa của vùng này với vùng

khác, trao đổi và tiếp biến văn hóa đã diễn ra khá sôi nổi ở Quảng Nam trong giai đoạn này.

Quảng Nam có "hệ sinh thái vùng cửa sông và các bãi triều, bãi bồi, các bãi sú vẹt ngập mặn trên các dòng sông là nơi giàu có về nguồn thức ăn, có điều kiện thích hợp về nhiệt độ, muối, nguồn dinh dưỡng... Đây là các bãi đẻ, bãi sinh trưởng của các loài thủy hải sản, nhất là tôm, cua và một số loài cá. Đây là hệ sinh thái góp phần quan trọng vào việc tái tạo tự nhiên nguồn lợi thủy sản" [86, tr. 29].

Quảng Nam là một trong những tỉnh đầu tiên ở nước ta có quá trình đô thị hóa rất sớm và có hai trung tâm đô thị lâu đời là: Hội An và Tam Kỳ. Hội An, nay là thị xã được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới; cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam. Hội An trong du ký của các nhà hàng hải Trung Quốc gọi là Hải Phố - xưa là đất đai của miền Amarati cách không xa vùng Sinkapara (Trà Kiệu), Indrapara (Đồng Dương) và di tích đền đài của vương quốc Chăm Pa ở Mỹ Sơn (di sản văn hóa thế giới). Hội An là một thương cảng lớn ở vùng Đông Nam á có nhiều tàu thuyền qua lại, có phố xá buôn bán sầm uất từ đầu thế kỷ XVII. Nằm bên bờ sông Thu Bồn, Hội An là một cảng sông tiện lợi để đi về vùng cao (theo sông Vu Gia) và vào đến Tam Kỳ (theo sông Trường Giang).

Tam Kỳ là một trong những thị xã lớn ở nước ta và trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành một thành phố thương mại và dịch vụ, một cảng sông quan trọng của miền Trung Trung bộ. Quảng Nam có mối quan hệ về địa lý - kinh tế gắn liền với Tây Nguyên qua quốc lộ 14 đi Kon Tum và xuyên suốt Tây Nguyên đến Đông Nam bộ hoặc rẽ sang đường 15 qua hạ Lào. Chính vì vậy mà Quảng Nam có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với Nam trung bộ và Tây Nguyên về mặt kinh tế và quốc phòng. Đây còn là một địa bàn du lịch nổi tiếng đã được khai thác và sẽ còn nhiều tiềm năng để khai thác thêm. Người Quảng Nam tự hào với hai di tích được xếp hạng Di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn; với di tích lịch sử kháng chiến chống Mỹ oai hùng Núi Thành, Chu Lai... Những tên gọi không chỉ quen thuộc đối với mỗi người dân Quảng Nam, mà còn tạo nên sự thân thuộc đối với người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Vùng kinh tế sinh thái - nhân văn Quảng Nam là một vùng có nhiều tiềm năng và động lực phát triển. Nó sẽ đóng vai trò là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn ở

miền Trung và Tây Nguyên. Nếu như trong tương lai xa, nền kinh tế lúa nước không còn giữ vị trí quan trọng như hiện nay thì Quảng Nam với sự tồn tại của vùng sinh thái biển, vùng sinh thái gò đồi chuyên trồng những cây công nghiệp và những giống cây có giá trị kinh tế xuất khẩu thay thế một phần lớn diện tích cây lúa, vùng sinh thái rừng nhiệt đới với những gỗ quý làm cơ sở cho nền công nghiệp lâm sản phát triển thì Quảng Nam có thể trở thành một vùng động lực kinh tế vào loại hàng đầu ở nước ta.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay pptx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)