Vận động nhân dân trao đổi, thảo luận qui ước văn hóa; hiểu và thực hiện qui ước là thực sự đi vào chiều sâu của công tác xây dựng làng văn hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay pptx (Trang 79 - 81)

hiện qui ước là thực sự đi vào chiều sâu của công tác xây dựng làng văn hóa

Qui ước là bản thỏa thuận của nhân dân trong việc đề ra những qui định cụ thể nhằm điều chỉnh hành vi trong quan hệ cộng đồng. Điểm cốt lõi là định hướng về hoạt động sản xuất, đời sống kinh tế, nếp sống, lối sống... và thông qua đó nhân dân bàn bạc, thảo luận, thỏa thuận đi đến thống nhất thành qui ước cụ thể để thực hiện. ở nhiều địa phương, qui ước làng văn hóa đã có tác dụng thiết thực góp phần vào việc ổn định trật tự trị an, khuyến khích sản xuất, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích hướng thiện và vận động mỗi người quan tâm đến cộng đồng làng (thôn, bản) của mình, tự hào về truyền thống của quê hương. Qua xây dựng qui ước, nhiều làng đã ghi lại lịch sử hình thành phát triển của làng, ghi nhớ công ơn xây dựng của các bậc hiền tài, của các anh hùng liệt sĩ...

Tổng quan, qui ước làng văn hóa phải súc tích, ngắn gọn và hàm chứa các phần cơ bản là:

* Qui ước về phát triển sản xuất: Bao gồm các điều qui định về bảo vệ mùa màng, mương máng, bảo vệ môi trường, môi sinh, qui định về tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất...

* Qui ước văn hóa: Bao gồm các điều về việc cưới xin, việc tang, lễ hội và tín ngưỡng. Khuyến khích học tập, thi cử, đỗ đạt của con em. Qui định về sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bảo vệ những công trình văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

* Qui ước về đạo đức, lối sống: Bao gồm một số điểm về nếp sống, thái độ cư xử với làng xóm, chăm sóc người già, neo đơn, tàn tật và gia đình chính sách.

* Qui ước về khuyến học: Các làng đều đặc biệt quan tâm tới việc học hành của con em mình và khuyến khích việc đem kỹ thuật mới, nghề nghiệp mới về làng. Các em đạt danh hiệu từ học sinh tiên tiến trở lên hoặc được đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh, toàn quốc, thi đỗ các trường đại học, cao đẳng đều được nhận phần thưởng của làng. Ví dụ: Làng Châu Lâu có qui định cụ thể: các em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến trở lên đều có phần thưởng và được ghi vào "bảng vàng" đặt tại đình làng. Thi đỗ đại học được thưởng giá trị 70 kg lúa, đỗ cao đẳng thưởng 50 kg lúa.

* Qui ước về thực hiện pháp luật: Gồm các qui định về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân, về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình v.v...

Trên thực tế ở Quảng Nam, năm 1997 Sở văn hóa thông tin có giới thiệu qui ước khung, qui ước làng văn hóa Hà Trung. Từ đó đến nay qua kiểm tra cho thấy nhiều nơi xây dựng qui ước thiết thực phù hợp với tình hình thực tế như Châu Lâu, Hà Trung, Phúc Khương, Đông Gia, Vinh Tú...

3.2.3.3. Xây dựng làng văn hóa là biện pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", củng cố kiện toàn hệ vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", củng cố kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở

Nhiều làng trong quá trình xây dựng làng văn hóa đã phát huy được sức mạnh tổng hợp từ các ban, ngành, đoàn thể, mặt trận. Một trong những tiêu chuẩn để được công

nhận là làng văn hóa là chi bộ, các đoàn thể vững mạnh, 2/3 tổ đoàn kết được xếp loại từ khá trở lên, không có tổ đoàn kết yếu kém; làng không có người sinh con thứ 3, không có hộ đói, vệ sinh công cộng đảm bảo, an ninh trật tự giữ vững, nghĩa vụ công dân thực hiện đầy đủ, có phong trào chăm sóc người già, bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển. Đó là những chỉ tiêu riêng của từng ngành nhưng được phát động và duy trì có chất lượng trong quá trình xây dựng làng văn hóa. Trên thực tế, những thôn được công nhận cũng như trong quá trình phát động thực hiện những chỉ tiêu trên đã được triển khai một cách nghiêm túc. Do vậy, quá trình chỉ đạo từ huyện đến xã cần thống nhất giữa các ngành, đoàn thể nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung và mục tiêu của từng ngành. Ban chỉ đạo huyện đã có sự thống nhất cụ thể về tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội của từng vùng; phù hợp với chỉ tiêu của các ngành, đoàn thể vận dụng thực hiện ở địa phương.

Thực tế, ở 28 làng văn hóa huyện Thăng Bình cho thấy: các đoàn thể đã phân công các đồng chí trong ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo xây dựng làng văn hóa, tiêu biểu là Hội cựu chiến binh của huyện đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng 6 làng văn hóa theo chương trình đăng ký 15 làng với Ban thường vụ huyện ủy và Ban chỉ đạo huyện.

Trà My, là một huyện miền núi tuy còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo huyện đã có sự chỉ đạo tích cực. Bí thư huyện ủy, chủ tịch huyên, các ủy viên Ban chỉ đạo, trưởng các ngành, đoàn thể là thành viên Ban chỉ đạo được phân công trực tiếp chỉ đạo ở các xã. Kết quả xây dựng 21 làng văn hóa ở huyện Trà My đã chứng minh được sức mạnh tổng hợp từ sự thống nhất trong cấp ủy đến các ngành, các đoàn thể và nhân dân ở huyện, xã.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay pptx (Trang 79 - 81)