Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội ở phường trong quản lý đảng viên là cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 73 - 75)

các tổ chức chính trị - xã hội ở phường trong quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường

Đối với các đảng viên là cán bộ, công chức đang sinh hoạt và hoạt động ở các phường của thành phố Hà Nội, có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể nhất định, họ vừa là đảng viên vừa là thành viên của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Do vậy, để quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường một cách hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình tổ chức đảng mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể ở hệ thống chính trị cơ sở.

Để nâng cao hiệu quả sự phối hợp này cần thực hiện tốt một số nội dung sau: - Thực hiện sự phối hợp giữa chi ủy quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường với chi ủy nơi đảng viên cư trú theo Quy định 76-QĐ/TW ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy nơi công tác và cấp ủy nơi cư trú là một trong những giải pháp quản lý đảng viên có hiệu quả góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, quan liêu, xa dân; đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị là môt chủ trương đúng đắn và là hình thức, biện pháp thích hợp huy động sức mạnh tổng hợp nhằm tăng cường quản lý đảng viên trong tình hình mới. Qua thực hiện sẽ có thêm sự giám sát đối với đội ngũ đảng viên đang công tác, qua đó giúp đảng viên rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.

Việc thực hiện Quy định 76 và Hướng dẫn số 14 của Thành ủy Hà Nội ở các đảng bộ phường của Thành phố Hà Nội thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Để thực hiện thiết thực và hiệu quả Quy định 76 và Hướng dẫn 14, cần có những biện pháp cụ thể và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định đó. Định kỳ sáu tháng hoặc một năm, cấp ủy quản lý đảng viên phải lấy nhận

xét của cấp ủy nơi đảng viên cư trú đối với toàn thể đảng viên, không phân biệt đảng viên là cán bộ lãnh đạo hay đảng viên không là cán bộ lãnh đạo, gắn nhận xét ở nơi cư trú do tập thể cấp ủy chi bộ khu dân cư, đại diện tổ dân phố thống nhất nhận xét với đánh giá của tổ chức đảng. Đảng viên được thông báo về những nhận xét đó.

Trước khi tiến hành tự phê bình và phê bình hằng năm, chi ủy cơ quan phường cần gửi văn bản lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú, không nên để đảng viên tự lấy nhận xét, bảo đảm những nhận xét của cấp ủy thật sự trung thực, khách quan, công tâm, trên tinh thần xây dựng. Hết sức tỉnh táo với những nhận xét và dư luận xuất phát từ động cơ không trong sáng như “ghen ăn ghét ở”, đố kỵ hẹp hòi, thành kiến cá nhân... Cấp ủy nơi cư trú cần duy trì sinh hoạt với đảng viên đương chức vào giữa năm và cuối năm, thông báo tình hình của cơ sở đồng thời động viên đảng viên đương chức đóng góp ý kiến, kinh nghiệm với cơ sở.

- Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị của phường đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường là thành viên của tổ chức mình theo nhiệm vụ được phân công, theo những mặt công tác có liên quan. Việc theo dõi phải được thực hiện linh hoạt và là trách nhiệm trước hết của những người đứng đầu của từng tổ chức và có sự phân công cho cấp phó theo khu vực hoặc lĩnh vực cùng công tác. Bên cạnh đó cần sử dụng nhiều kênh thông tin để có nhiều thông tin cụ thể về đảng viên cần quản lý, trong đó thông tin của quần chúng nhân dân rất quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý.

- Trong quản lý đảng viên là cán bộ, công chức phường, nếu phát hiện những khuyết điểm của đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị, những đồng chí cấp ủy được phân công theo dõi, quản lý cần có biện pháp kịp thời giúp đảng viên đó sửa chữa, tránh từ khuyết điểm nhỏ thành khuyết điểm lớn. Đối với những trường hợp sai phạm lớn cần báo cáo với cấp ủy có thẩm quyền xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng, thông báo cho chính quyền để xử lý theo Pháp lệnh Cán bộ công chức hoặc các tổ chức chính trị xã hội xử lý theo điều lệ của hội...

Trong phối hợp quản lý đảng viên giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị của phường, tổ chức đảng cần sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức hằng năm theo chức trách được phân công để làm cơ sở cho việc đánh giá đảng viên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ, công chức phường ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay pptx (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)